3 thg 7, 2013

Những cung đường nguy hiểm nhất thế giới

Trong số các bạn, ai đã từng đi qua những đoạn đượng mạo hiểm này?

Những cung đường nguy hiểm nhất thế giới

Những con đường trên vách đá cheo leo hoặc những nơi gió thổi phần phật hay  thấm đẫm bùn lầy chắc chắn sẽ thử thách tài năng của những người lái xe lâu năm nhất.

Đúng như tên gọi của mình, đường đèo Thông Thiên là con đường ngoằn ngoèo, quanh co, dẫn lên đỉnh núi, ở khu du lịch Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Con đường dài hơn 10 km, ở độ cao từ 200 m đến 1.200 m so với mực nước biển, với 99 khúc cua gấp. Việc xây dựng con đường hoàn tất sau 8 năm, chi phí lên đến 16,2 triệu USD và được gọi là
Đúng như tên gọi của mình, đường đèo Thông Thiên là con đường ngoằn ngoèo, quanh co, dẫn lên đỉnh núi, ở khu du lịch Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Con đường dài hơn 10 km, ở độ cao từ 200 m đến 1.200 m so với mực nước biển, với 99 khúc cua gấp. Việc xây dựng con đường hoàn tất sau 8 năm, chi phí lên đến 16,2 triệu USD và được gọi là "đường cao tốc tuyệt vời nhất Trung Quốc".
road-1-1372671705_500x0.jpg
Đường Los Caracoles đi xuyên qua ngọn núi Andres nằm giữa Chile và Argentina ngoằn ngoèo hình chữ chi và có vô số những khúc quanh và không hề có đường tránh. Con đường gần như bị phủ tuyết quanh năm khiến cho việc lái xe càng trở nên khó khăn.
road-2-1372671705_500x0.jpg
Con đường Fairy Meadows ở Pakistan quanh co trên ngọn núi Nanga Parbat cao 8.125 m, ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới. Khung cảnh ở đây đẹp như tranh vẽ tuy nhiên con đường đầy sỏi dài gần 10 km, không có lan can bảo vệ, mất hàng giờ để đi qua, không phải là một trải nghiệm dễ dàng cho những người phải đi qua đây.
road-3-1372671706_500x0.jpg
Đường hầm qua núi Quách Lượng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc dài 1,3 km, rộng 3,6 m nhưng tạo cảm giác rất cheo leo hiểm trở. Con đường có 30 cửa sổ để các hành khách trong xe thưởng ngoạn cảnh quan của núi Thái Hành xung quanh. Con đường này giờ được gọi tên là "hành lang nhất dài trên vách đá".
road-4-1372671706_500x0.jpg
Col de Turini ở Pháp là con đường xuyên dãy Alps ở độ cao 1.607 m. Con đường này nổi tiếng với cuộc thi đua xe Monte Carlo được tổ chức vào tháng 1 hàng năm trong điều kiện đường xá chật hẹp và nhiều khúc quanh. Có 34 khúc ngoặt gấp và một số đoạn đường thẳng, đây được coi là một trong những con đường đẹp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là nơi thích hợp cho những người đề cao sự an toàn.
road-5-1372671706_500x0.jpg
Cung đường Trollstigen ở phía tây nam Na Uy lọt vào danh sách những con đường nguy hiểm nhất thế giới bởi bề ngang chật hẹp và các khúc quanh khúc khuỷu. Con đường có 11 khúc cua gấp ở độ cao 853 m so với mực nước biển với độ dốc là 9 độ. Đến nay nó đã bị đóng cửa không cho xe qua lại vì quá nguy hiểm.
road-6-1372671706_500x0.jpg
Đường James Dalton ở Mỹ dài 666 km, bắt đầu từ đường cao tốc Elliott, phía bắc Fairbanks và kết thúc tại Deadhorse, gần Bắc Băng Dương. Đường được xây dựng để hỗ trợ Hệ thống đường ống xuyên Alaska từ những năm 1970. Không hề có trạm xăng hay khu nghỉ chân dọc đường, do đó cần chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm trên xe nếu bạn muốn đi qua cung đường này.
road-7-1372671706_500x0.jpg
Đường Old Yungas ở Bolivia được gọi là "cung đường tử thần" bởi từng cướp mạng sống của hàng nghìn người, trung bình là 200-300 người mỗi năm. Con đường ngoằn ngoèo cực kỳ hẹp với nhiều khúc quanh trong suốt hơn 60 km và thường bị sương mù bào phủ. Nơi cao nhất của đường là trên 3.000 m và không hề có lan can bảo vệ. Khi lái xe ở đây người ta tin vào số phận chứ không phải là kỹ năng lái xe.
road-8-1372671706_500x0.jpg
Đường Atlas Mountains ở Morroco dài 188 km có nhiều khúc quanh và ngoặt. Tuy nhiên, phong cảnh hai bên đường kỳ vĩ làm nên giá trị cho cung đường này.
road-9-1372671706_500x0.jpg
Con đường Stelvo của Italy nằm ở phía đông dãy Alps, gần biên giới Thụy Sĩ. Nó 48 khúc cua trên độ cao 2.756 m. Stelvo là một trong những con đường dài nhất của Italy và dù không nằm kề bên những vách đá cao dựng đứng nhưng mọi người cũng nên lái xe cẩn thận khi đi qua đây.
Vũ Hà (Ảnh: China.org.cn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét