VÕ NGUYÊN GIÁP (1911 - 2013)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần lúc 18h09 chiều nay ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân Đội, Hà Nội. Hưởng đại thọ 103 tuổi.
honngv Theo Tễu blog
Tin thêm:
Sinh ngày 25/08/1911 tại Quảng Bình, xuất thân là một nhà giáo dạy sử, nhưng sau đó chuyển sang binh nghiệp, ông Võ Nguyên Giáp đã là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Về sự nghiệp chính trị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thật ra, mặc dù đã giành được chiến thắng Điện Biện
Phủ, nhưng ảnh hưởng của ĐT Võ Nguyên Giáp suy giảm dần kể từ khi chủ tịch Hồ Chí
Minh qua đời năm 1969. Nói chung, trong ba mươi năm trở lại đây, tuy có nhiều
công trạng như vậy, nhưng tướng Võ Nguyên Giáp đã bị gạt ra khỏi bộ máy cầm quyền.
Năm 1980, ông bị thay thế ở chức vụ Bộ trưởng Quốc
phòng, và bị loại ra khỏi Bộ chính trị năm 1982. Tuy vẫn giữ được chức Phó thủ
tướng, nhưng tướng Võ Nguyên Giáp lại được giao đặc trách về Khoa học Công nghệ
và Kế hoạch hóa gia đình. Năm 1991, ông bị gạt ra khỏi Ban chấp hành Trung
ương, thôi chức Phó Thủ tướng và nghỉ hưu ở tuổi 80. Trong thời gian từ năm
1994 đến năm 2004, vào những dịp kỷ niệm trận Điện Biên Phủ, tướng Giáp vẫn
xuất hiện bên cạnh các lãnh đạo cao cấp của Hà Nội.
Trong dịp mừng ông thọ 100 tuổi, các nhà lãnh đạo
cao cấp Việt Nam đã đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bệnh viện, nơi ông
đang được chăm sóc từ ba năm.
Cho tới gần đây, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Đại
tướng Võ Nguyên Giáp vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận về tình hình đất
nước, tiêu biểu là việc góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Không
dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này,
vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường, nhưng không được đáp trả.
Tiêu đề "khảo dị" đọc ngừoi ta sẽ hiểu nội dung ghi ở dưới khác ("dị") với nội dung chính nữa, vậy cái nội dung chính ("không dị") có nội dung gì anh honngv
Trả lờiXóaChào PTD2! "Khảo dị" theo tớ hiểu là tham khảo (1 hay nhiều) bài khác có liên quan, trên mạng giờ người ta hay dùng "các bài liên quan". Còn ở đây bài chính là tin ĐT VNG mất chưa có gì nữa đâu! Nhiều bài hay ra fết PTD comments đi chứ.
XóaTheo mỗ hiểu khảo dị dùng để chỉ 1 câu chuyên, một sự việc mà được kể, được tô vẽ ở các khía cạnh khác nhau thường các chuyện cổ tích hay được dùng đẻ chỉ những điều khác với chuyện chính, nó khác với chữ “các bài liên quan“, vì ở đây cùng nói 1 về điều duy nhất. Thôi bỏ qua câu chữ, hãy nhìn mấy hôm nay dân ta khóc bác Giáp, có lẽ sau bao nhiêu năm mới thấy hình ảnh thế này, đủ thấy dân ta thương Bác Giáp thế nào. Còn thì mấy cái khảo dị như đã nêu chỉ là sự thăng trầm trong cuộc đời con người. Mỗ nghĩ thời nào cũng vậy, có Lưu Dung, thế nào rồi cũng có Hòa Thân. Huống hồ thời đó ta có 2 ông anh mỗi ông mỗi ý, khi có ông anh nào đấy có ảnh hưởng tới ta nhiều thì thế nào, những đứa em không được ưa sẽ bị hắt hủi. Huống hồ chi Bác Giáp đã có lần làm gai tinh con mắt ông anh Hai (mà dân dã thường gọi là “Ba” như trong bài cái mũ cối anh nào đã có lần thắc mắc ấy). Bác Giáp của chúng ta đã có lần đánh “Tây”, dẹp “Bắc”, đều động đến anh em, con cháu anh hai cả. Mỗ là người lính, bao lâu nay ai nói gì mặc kệ, mỗ vẫn tôn thờ và kính trọng Bác Giáp là Vị tổng Tư lệnh bách chiến bách thắng, người Anh Cả của mọi người lính chúng tớ (, kéo theo sự kính nê Bác Giáp của gia đình của lính nữa ), là Người thứ Hai đứng Bên cạnh người Thứ Nhất kính yêu. Hiếm có vị tướng nào trên trái đất này ngày nay, đã trường thọ như vậy, cũng hiếm có vị tướng nào khi đi về cõi vĩnh hằng được thế gian thương tiếc kính nể như bác Giáp. Ở Việt Nam tớ mới chỉ mới thấy có 2 người khi mất đi được dân khóc, không biết bác có biết thêm được ai nữa không. Nếu như bỏ qua những điều không đáng nhớ. Thế hệ đưới thập tuần luôn coi Bác Giáp là niềm tự hào của dân tộc. Còn ai đó vì lý do gì đó xử sự với bác Giáp không hay, chắc lịch sử và thế hệ sau sẽ hậu xét
Trả lờiXóaThứ nhất về "chữ nghĩa": Có lẽ mỗ nói đúng đấy. thực ra chỉ cần vào google là biết tất nhưng tại hạ ngại cứ theo thiển nghĩ mà gõ thôi.
XóaThứ 2 về "thời sự": Mỗ có lẽ hơn tại hạ ở chữ Nhẫn. Ai cũng là người nên đều có công và tội. Có điều nhiều ít thế nào mà thôi. Nên tại hạ "ghét" người nhiều tội, ít công. Có lẽ Bọ Lập nói đúng: kg có người thứ 3 đc dân tôn kính như Cụ Hồ và ĐT VNG nữa đâu. Đó là sự thiệt thòi cho dân tộc này !!!