Nghệ An: Phát hiện bồ câu đưa thư nghi "chim điệp viên"
Theo
nguồn tin riêng PV, một con chim bồ câu đưa thư già có nhiều ký tự lạ
trên chân và cánh giống chữ Trung Quốc vừa bị một gia đình nông dân ở
huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An bắt được. Nhiều bất ngờ tìm thấy trên chân,
cánh chim... đã gây xôn xao và lo lắng cho nhiều người vì nghi "chim
điệp viên" Trung Quốc...
Mái ngói nơi con chim bị bắn rơi
|
Lần
theo phản ánh thông tin bắt được chim bồ câu đưa thư, "chim điệp viên"
đầy khả nghi, PV đã tìm đến gia đình anh Hồ Văn Thắm (SN 1973) và chị Hồ
Thị Luyên( SN 1977) trú tại xóm 15, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ
An). Tại đây chúng tôi trực tiếp được gặp anh chị để cùng trao đổi.
Anh Thắm đang giơ con chim lạ cho phóng viên chụp hình
|
Mấy
hôm trước tại mái ngói nhà trước sân nhà anh, chị có một con chim bồ
câu cứ sà lên, sà xuống nhiều lần nên cháu Tuấn (SN 1997) - con đầu của
chị, sắm súng cao su để bắn. Lúc 19 giờ tối qua (19/11), thấy chim bồ
câu trên lại xuất hiện phía trước mái nhà nên Tuấn giơ súng ngắm bắn
trúng chân và con chim rơi xuống đất.
Vòng số phía trong của con chim
|
Nhặt
con chim bị thương lên, anh Thắm định đưa chim vào vặt lông, thì bất
ngờ anh bỗng phát hiện chân bên phải của chim có một vòng chữ số lạ. Và "
như là dòng chữ Trung Quốc" - anh nói với phóng viên. Nên anh hốt hoảng
dừng tay.
Tem dán ngoài số vòng
|
Sau
đó, cả nhà kiểm tra hai bên cánh chim thì phát hiện thêm một bên có 5
dòng chữ Trung Quốc, còn bên kia có hai chữ! Điều đó làm anh và những
người chứng kiến càng hoang mang.
Vòng số quấn quanh chân con chim bồ câu
|
Tiếp
tục bóc thử vòng quấn phía ngoài chân thì anh Tuấn thấy một dãy số to
hiện ra phía trong đầy nghi vấn. Vì thế, anh và gia đình quyết định
không thịt chim nữa mà nhốt lại, báo và chờ cơ quan chức năng đến kiểm
tra xử lý.
Cánh chim có ký tự lạ như chữ Trung Quốc
Chắc chim lạ còn có nhiệm vụ phục vụ cho công việc dò la lâu dài (đưa thư giữa bên chính quốc và những nhóm hoạt động ngầm tại VN, núp bóng kinh doanh), ít nhất là từ nay đến khi xong ĐH (2016) ????? |
Theo Minh Huyền (Một Thế Giới)
Tin vào tình hữu nghị, tin vào 16 chữ vàng cho đến khi VÀNG MẮT ra thì sẽ rõ> Thời An Dương Vương còn bị nó cài người vào lấy nỏ thần còn bây giờ thì quá dễ, Nó ko những lấy nỏ thần mà còn lấy tất từ A tới Z
Trả lờiXóaHoan hô tinh thần cảnh giác của bạn Nặc Danh.
Trả lờiXóaNhưng tại sao lại định thịt 1 con chim bồ câu, trông nó kiệt sức nằm trong tay 1 trai trẻ cường tráng như thế, chắc hẳn anh này không đói khát đến nỗi phải vặt lông con chim bồ câu ấy đâu... Nên nhân văn hơn..., chăm sóc cho con chim bồ câu đó để nó khỏe mạnh trở lại (nó có tội tình gì đâu), rồi thả nó đi sau khi đã khai thác thông tin được mang theo nó. Xin kể 1 câu chuyện thật:
Hồi còn nhỏ (11 tuổi), ở Bangkok Thailand, vào kỳ nghỉ hè, có lần 1 cậu bạn cùng lớp (nhưng lớn tuổi hơn) đến nhà tôi (cách nhà cậu ta khoảng hơn 10 KM) chở theo 2 con chim bồ câu trong thùng bằng xe đạp, nói rằng, cậu ta đang huấn luyện chim bồ câu nhà nuôi. Sau khi chào hỏi nước nôi xong, tôi thấy cậu ấy mở thùng và thả 1 con bay đi, tôi hỏi tại sao lại thả nó đi, không sợ mất à, anh ta trả lời là nó sẽ tự tìm đường bay về tổ của nó (nhà anh ấy). Tôi lại hỏi tại sao không thả 2 con cùng lúc để cho nó có bạn, cậu ấy đáp rằng, nếu thả cùng lúc 2 con thì nó sẽ cùng nhau bay đi chơi đến chập choạng tối nó mới về tổ, vì đây là 1 cặp đực cái. Con còn lại trong thùng, cậu ấy sẽ dến nhà 1 cậu bạn khác và thả ở đó.
Theo suy đoán riêng của tôi, những chữ ở chân và cánh của con chim bồ câu trên có thể là mã nhận dạng do chủ nó đặt. Mà cũng có thể là bùa chú hộ mệnh, do chủ nó xin pháp sư cho nó. Bùa chú ở VN vốn bằng chữ nho, nên chủ của nó cũng có thể là người Việt. Ở VN, tuy còn ít nhưng chắc cũng có người cơi và huấn luyện chim bồ câu.
Ngoài ra, nhân gian đã có câu “chim sa, cá nhảy”, chỉ được thả, chứ tuyệt đối không được “thực”.
Hoan nghênh các đóng góp Nhận xét của anh em. Theo tớ thời buổi này cầ gì phải dùng đến bồ câu làm "điệp viên", nhất là "núi liền núi ..." ! và lại có hàng trăm nghìn người nc ngoài đã có mặt "tứ xứ" trên lãnh thổ mình. Biết đâu chỉ là chim "nghiên cứu" ! Mình nghĩ bài báo viết dạng "câu khách" thôi.
Trả lờiXóa