Hôm nay, ngày Nhà giáo VN, ra cổng hút thuốc cũng thấy học sinh, phụ huynh tíu tít hoa quà lòng thấy xốn sang, về ngồi trước bàn phím lại chẳng gõ đc từ nào.
Tiếc 1 điều: Nghề Giáo cao quý vậy mà các quan trên cứ cải tiến đi cải tiến lại hóa ... cải lùi. Dự án trước chẳng đâu vào đâu lại dựng dự án khác, tiêu tốn tiền dân ! Làm suy kiệt bao thế hệ. Rồi nay đem cả ra Quốc hội mổ xẻ cũng rồi như thầy bói xem voi. Chờ đấy mà xem ! Chỉ 1 điều đơn giản: bắt chước Xứ Hàn là mua quách bản quyền SGK của Nhật về dịch lại (chỉ các môn tự nhiên) là xong. Vừa nhanh, vừa rẻ. Nhưng thế thì "phần dôi ra" đắp vào khoản gì đc !
Thôi, lại vòng vèo quá xa rồi. Quay lại với các thầy cô. Bới chẳng nghĩ đc gì thêm đành đăng lại (nguyên dạng) ảnh 1 vài Thầy Cô ĐHBK đã từng dậy dỗ chúng ta 45 năm trước, âu cũng là 1 cách tri ân các Thầy các Cô.
Lang thang trên mạng, nhờ blog của bạn Đào Duy Tính, k18vt mình cọp được
ảnh một số thầy cô dạy ta thời ở Bách Khoa. Xin fép các chủ Blog và các
thầy, post lên đây để anh chị em k14vt cùng nhớ đến các thầy với lòng
tôn kính nhất.
1/
2/
3/
4/
6/
7/
8/
9/
Đề nghị mọi người (có trách nhiệm fải ) nêu quý danh của từng thầy, cô theo thứ tự các tấm ảnh. Riêng 2 bức cuối chỉ để ý người mặc áo đen. Chú ý bưc số 8 có lẽ thầy đứng cùng cô nên ai nhớ cả tên cô thì hay wá. Yêu cầu: Kg được dò trên mạng, chỉ từ trí nhớ của mình.
1/




5/

6/


8/
9/
Đề nghị mọi người (có trách nhiệm fải ) nêu quý danh của từng thầy, cô theo thứ tự các tấm ảnh. Riêng 2 bức cuối chỉ để ý người mặc áo đen. Chú ý bưc số 8 có lẽ thầy đứng cùng cô nên ai nhớ cả tên cô thì hay wá. Yêu cầu: Kg được dò trên mạng, chỉ từ trí nhớ của mình.
25 nhận xét:
- 1 là thầy Trần Đình Tân - Chủ nhiệm khoa VTĐTrả lờiXóa
2 là thầy Nhàn
3 là thầy Vương Cộng
4 là thầy Thái Thanh Sơn
5 là chị Định - Cán bộ tổ chức
6 là thầy Quyết
7 là thầy Trung
8 là vợ chồng thầy Sơn - cô Nga
9 là thầy Sơn mặc áo vest, hàng ngồi bên trái là thầy Đỗ Xuân Lôi - Nặc danh20:34 31/10/2013Bức ảnh này của blog K13 khoa toán lý, họ chú thích rất đầy dủ bác Hon biết rồi đấyTrả lờiXóa
- - vợ thầy Thái Thanh Sơn tên là Thái Thu Hà - là Việt kiều Thái Lan, học K12 VTĐ (không phải tên là Nga như Nam nhớ),Trả lờiXóa
- trong hình 8, tại sao Hớn lại cho là cô chụp chung với thầy Sơn là vợ thầy? - hào hoa phong nhã, sung mãn như thầy Sơn thì... ty tỷ. Hi Hi - Nặc danh04:50 01/11/2013Thế là tớ và hon có chung ban có chung thầy. Ngày 2/10/2013 K13,K14 Toán lý sẽ tổ chức 45 năm ngày thành lập khoa, có các thầy đấy, xem cụ thể thông báo ở : http://www.flickr.com/photos/61695858@N08/5650968143/ mọi người muốn gặp thầy tới Hồ Tây như thông báo kẻo muộn . Thầy Sơn xưa ở khoa TL nhưng dạy toán ở nhiều khoa, có lẽ đã day VTD. Tớ nghe nói thầy vợ thầy S là 1 SV k15 VTD sao lại dạy k14 VTD nhỉ. chắc tớ nhầm chỗ nào chăng, vì hồi thầy S cưới vợ tớ đang ở lính. Khi về nghe ở nhà nói thế. Cánh ở nhà còn nói vợ thầy đẹp lắm cơ ông Hon ạ! Khoa TL có một số thầy đều có tiếng và có vợ K15, như thầy Nguyễn Bá Hào nữa đấy. Bác Hon tranh thủ kiểm tra lại thông tin luôn, bọn K13,k14 TL chắc rõ chuyện này lắm, có một số người còn được dự đám cưới thầy nữa (hồi đó bọn nó còn gọi vợ thầy S là cái, nghiã là không phải k12 như ông honngv nói đâu, hồi đó SV có tôn ti trật tự lắm). Khoa TL có một tay k13-18 đã trở thành nhà báo chắc rõ mọi chuyện trên đời nhiều, vai trò của hắn cũng như ông honngv (chủ cái trang kia)Trả lờiXóa
- Nặc danh11:39 01/11/2013Cái thằng nặc danh kia là PTD2 đấy honngv à, cái giọng nó mà ông không quen saoTrả lờiXóa
- Rất tiếc quay đi quẩn lại chỉ có bác Quốc và Thầy đồ, kg chờ đc nữa, giải đây:Trả lờiXóa
Bái fục cái đầu bóng thằng Thầy đồ. Riêng ảnh 9 vì có lẽ có thầy bọn MT69 kg đc học thầy nên kg nhận ra là đúng thôi. Đây là chú thích ảnh của k13TL (nguyên văn):
Từ trái sang:
Hàng ngồi: thầy Nguyễn Văn Ba, thầy Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Vũ Lượng, Cao Văn Diện.
Hàng đứng: Đỗ Văn Uy (K17), Lương Văn Phúc, thầy Thái Thanh Sơn, thầy Nguyễn Đình Đàn. - Nhớ rồi thầy ĐỈNH hồi chúng mình học là tổ trưởng bộ môn toán tính khoa toán lý,còn thầy Đàn hồi đó là PTS tổ phó bộ môn Cơ sở khoa VTĐ ( Tổ trưởng là thầy Bùi minh Tiêu)Trả lờiXóa
- an nguyen21:34 02/11/2013Tất Nam này,mình ko nghĩ thầy Nguyễn Văn Đàn ở khoa VTD.Người bạn nói là thầy Lê đình Đàm PTS ở Hung về (cùng quê với Nam),hiện nay thầy vẫn ở Balan.Trả lờiXóa
- Đồ Nghệ Nam chào Thục An - người được chị em cùng hoc đang sống SG vinh danh tài hoa nhất nữ K14 VTĐ(chắc cả con trai nữa) lâu nay sao văng tiếng thế ?Ồ ! Thầy Đàm giáo viên khoa VTĐ bây giờ ở Ba lan à mình nhầm vì lâu quá rồiTrả lờiXóa
- Nặc danh22:41 04/11/2013Sau 1978 tớ không rõ về thầy Sơn thế nào nữa, nhưng hồi học thầy, ở ngoài sao không biết, nhưng trên lớp thầy rất nghiêm. thầy ăn mặc lúc nào cũng mode. Bây giờ các bác nhìn ảnh thầy ăn mặc có khác người không?, Thầy ưa thể thao, bóng đá, hình như cả bóng chuyền, bóng rổ nữa. Khi tớ là lính 6./9 thầy chưa có vợ, sau khi về nghe mọi người nói thầy lấy 1 học trò ở K15 VTD. Sau 1975 thầy có thêm một cái thú là đọc truyện chưởng. Truyện trưởng với tớ hồi đó là kiếm hiệp kiểu mới. Hồi còn nhỏ tớ ở Hà nội chuyên đọc kiếm hiệp, chỉ thấy đáu gươm đấu kiếm, siêu lắm là đi trên cọc, nhảy 1 cái lên mái nhà, lên ngọn tre. Nhưng vào miền Nam tớ thấy truyện chưởng lại hơi khác. Đầu tiên chẳng hiểu kình phong, thành công lực là gì, rồi xuất hiện thấy khái niệm, huyệt nhâm đốc, tẩu hỏa nhập ma v.v.. các truyện thời Pháp còn sót lại trên miền Bắc trước 1975 không có kiểu này. Hồi đó tớ chưa được đọc truyện của Kim Dung. Thế mà thầy Sơn sau khi đi công tác miền Nam ra chắc mang được nhiều chuyện chưởng. Có lần đang vui thầy khoe tại lớp về truyện chưởng, thầy còn phổ biến và cho các thầy trẻ hàng sư đệ mượn đọc, . Ở miền Nam thời đó các hiệu cho thuê truyện thường xé 1 tập truyện thành nhiều quyển để cho nhiều người thuê và được nhiều tiền, nên gom được 1 bộ là rất khó. Thế mà thầy Sơn có được một bộ chắc phải sưu tầm kỳ công lắm. Tớ kể lại như vậy để nhớ đến thầy, gần đây bọn lớp tớ gọi tớ ra Hồ tây để gặp thầy mà tớ không làm được, tớ kể chuyện thầy để góp thêm các kỷ niệm với các bác cho vơi đi nỗi nhớTrả lờiXóa
- Nặc danh11:51 10/11/2013trong anh 9 cac thày đêu ở khoa toan thoi năm 1970-1980 cả chi co máy người day phương pháp tinh thi lớp máy tinh biết thôi . do vạy thày Ba ở toán không phai ở vật lý (Ba vật lý mất rồi cách đây 4nam)Trả lờiXóa
Nhân các bác nhớ tới các thầy. Tôi cũng thêm sự kiện để các bác cùng xem. Hồi tôi về học lại K18, năm đó 1976 các bác K14 vt đã vi vu đâu đó rồi. Khoa TL được bổ sung về thầy Nguyễn Hữu Anh, Tiến sĩ toán tại Mỹ mới về dạy lớp tôi môn Tô Po. Hồi đó môn này là cũng là môn khó gặm. Hôm đầu tiên vào lớp sau khi giới thiệu sơ tên họ và tên môn hoc, rồi thầy viết lên bảng chữ “Chương 0”. Hồi đó các bác đã thấy sách nào viết tên chương này chưa. Cả lớp tôi đứa nào đứa nấy mắt tròn xoe vẻ ngạc nhiên. Mãi sau này mới dần tự hiểu lý do của việc có chương này. Thế rồi dần dần sau này tôi thấy một số thầy cũng dùng chương 0. Bẵng thời gian, gần đây trên các sách lại thấy ít có chương 0. Về nước một thời gian thầy lấy vợ là 1 cô dạy ở khoa Hóa, trường phân cho vợ chồng thầy ở 1 nhà hầm ở nhà E gần sân bóng. Hôm 20/11 lớp tôi đến thăm thầy, thầy kể quê thầy ở Bến Tre thầy đi Mỹ từ miền Nam (hình như 1966) và đỗ tiến sĩ tại đó, thầy nói hồi ở miền Nam dùng các chữ “ưu” “bình” để đánh giá học lực học sinh. Thời học sinh thì học cũng chỉ “bình”. Sang Mỹ thầy là bạn của anh Nguyễn Thái Bình (người đã hoạt động đòi hòa bình cho VN trên đất Mỹ, và bị mật vụ CVNCH giết khi về tới Tân sơn nhất”). Thầy mở băng cho bọn tôi nghe tiếng nói của anh. Rồi thầy kể : thầy về Việt Nam bí mật và bằng cách xin đi du lích Canada rồi đi Pari, sau đó bay về Hà nội. Thầy không rành tiếng Nga nhưng chắc chắn tiếng Anh, Tiếng Pháp thì khỏi phải nói. Hồi đó ĐHBK mới chỉ có vài giáo viên tiếng Anh. Có lẽ thầy là một trong số ít nhà khoa học VN đầu tiên từ Mỹ về với chế độ XHCN sau khi nước nhà thống nhất. Và hình như thầy cũng tạo ra một luồng gió mới trong giảng dạy. Sau vài năm thầy chuyển về SG công tác. Năm 2006 thầy cũng ra Hà nội dự kỷ niệm 50 năm thành lập trường
Trả lờiXóaPTD2