15 thg 12, 2014

Một cách làm toán của trẻ em Nhật Bản

Các bạn thử số khác xem, rất hay


7 nhận xét:

  1. Nặc danh21:06 15/12/14

    Chắc đây là chương trình "tiểu học chữ nhỏ", của nước mặt trời hướng nghiệp "điện rử hóa", kiểu này giống như mạch điện giải mã, có lẽ chỉ có mấy bác VT thì sành sỏi hiểu thấu, chứ ai mà làm được!

    P2

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Nặc danh đã đúng khi liên hệ bài trên với các thuật toán trong toán tính dành cho bộ môn phần cứng của máy tính thời chúng ta còn là sinh viên (chắc là bạn cũng đã học).
    Bạn hãy tưởng tượng, các cái đoạn vạch (thể hiện con số) để tính trong hình vẽ trên là các cái que, thì sẽ thú vị hơn nhiều, bới vì nó giống với trò chơi dân gian của các bé gái chăn trâu và của các bạn nữ học sinh mà hồi nhỏ chúng mình thường thấy ở mọi làng quê VN, đó là trò Chơi Chuyền (Đánh Chuyền), Chơi Banh Đũa....
    Trở lại ký ức thủa nhỏ, mời các bạn đọc chơi chuyên dưới đây.

    Chơi chuyền
    "... Cái mốt... Cái mai... Cái cò... Sò măng... Thằng Chăng... Con Chít... Ngấm nga... Ngấm nguýt... Chuột chít... Sang bàn đôị.."

    Bàn chuyền bắt đầu chơi từ bàn một. Cỗ chuyền gồm mười que nhỏ, vót tròn, thường là tre già. Hòn cái tung lên. Mắt cô gái ngước theo, tay tóm nhanh lấy que chuyền rồi hứng lấy hòn cái.

    Cái chuyền có khi là quả găng, quả cà pháo to, vừa với lòng tay, có khi là một hòn cuội tròn tím, hoặc được nặn bằng đất rồi cho vào bếp than nung.

    Đi chăn trâu, mùa đông, con trai đánh khăng, đánh phết; còn con gái họp nhau đánh chuyền, cũng gọi là đánh chắt.

    Chuyền có mười bài, từ bài một đến bài mười. Sang bài mười thì đổ tay chuyền. Lúc này mới là phút sinh động nhất. Hòn cái tung lên cao. Hai tay cô gái nhỏ, cầm hai đầu cỗ chuyền, trao đầu nọ sang đầu kia từ tay trái sang tay phải hai lần, rồi đón cái. Lại xoay tiếp mười lần như thế. Đến lần thứ mười thì rải tung cỗ chuyền xuống cỏ rồi nhặt lần lượt hết các que chuyền. Thế là xong một ván.

    Nhìn bàn tay chơi chuyền, lúc đang ở các ván một, ván hai, ván ba, ván bốn... tiếng kể khoan thai, giọng con gái ngọt dịu, đôi tay nhẹ nhàng nhặt con chuyền, đón con cái, gương mặt thiếu nữ ửng hồng, mắt đắm đuối, say sưa với trò chơi, trổ tài trước bạn bè; mỗi cô một dáng, mỗi cách, chơi theo tính người, người điềm đạm, người nhanh nhẹn, người khéo, người vụng, đều hiện ra cả trong bàn chuyền.

    Hay và sôi động nhất là lúc chuyền. Đôi bàn tay ngà trắng như một đôi bướm nhỏ, lúc khẽ xòe ra, lúc bắt lại, thoăn thoắt thoăn thoắt, vừa đảo cỗ chuyền, vừa bắt hòn cái. Mười lần như vậy, mà mỗi lần chuyền kép có tới hai lần. Tay không nhanh, mắt không nhanh, không phối hợp khéo giữa tay và mắt thì dễ hay mất lượt ở đoạn này, phải nhường cho bạn, rồi ngồi đấy mà chờ mãi mới đến lượt.

    Chơi chuyền ấm người mà vui lắm. Chắc thế! Tôi thấy, mùa thu, hoặc ngay cả mùa hè, khi rỗi tay, đám con gái ở dưới gốc đa, trong quán vắng, cũng giở chuyền ra chơi. Mùa đông thì không thể không chơi được!

    Cô gái xinh nhất bọn con gái chăn trâu cũng hay chơi chuyền. Cô đánh cũng khá giỏi. Nhưng cũng hay bị phá đám. Đám con trai chúng tôi phá đám cô nhiều cách. Có cách, mấy thằng tếu đem chơi khăng đến gần chỗ tán đa mát. Các cô sợ con khăng trúng vào người lại bỏ đi tìm chỗ khác họp hội. Có đứa trơ trẽn, xông đến đòi đánh chuyền, ngồi gần cô gái xinh. Nhưng ai mà cho nó đánh, thế là sẵn que đuổi trâu, hắn sẽ ăn mấy vút.

    Tôi không đùa cách ấy. Nhưng tôi cứ lặng để ý. Khi chơi xong, các cô sẽ giấu chắt, giấu cái ở một chỗ nào đó, dưới một lùm cây bờ vòng... Tôi chờ cho họ không để ý, đến giấu một chỗ khác.

    Hôm sau, họ lại rủ nhau chơi, tìm không thấy cỗ chắt nữa. Cỗ mới đẹp thì chưa có. Chẳng lẽ ngồi suông. Lúc đó, các cô mới đem roi vào chỗ đám con trai chúng tôi mà đòi. Họ chỉ vào mặt từng đứa. Đứa bị tra đầu thường là những cậu nghịch ngợm. Nhưng ngờ đâu kẻ giấu lại là tôi.

    Cuối cùng bị bắt bí, cô xinh nhất cũng phải đứng ra xin. Tất nhiên, tôi rỉ tai trước rồi, thằng đàn em của chúng tôi phải đến lấy cỗ chuyền trả cho họ.

    Mà cái đám con gái được cỗ chuyền để chơi giải nghiện, khi họ nhận lại được thì còn tra khảo làm gì nữa.

    Nhưng tôi biết một người đã nhận ra tôi. Cô khẽ đưa mắt nhìn tôi, nguýt nhẹ một cái, rồi mỉm cười chạy theo chúng bạn.

    Và hội chuyền lại bắt đầu rôm rả...


    Ngô Văn Phú



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kg hiểu Nhận xét này của bác Quốc hay của Ngô Văn Phú nữa ?!!!

      Xóa
    2. Xin lỗi vì làm bạn bối rối.

      Nhận xét là của Quốc (liên hệ "cái hình đố rắc rối" với trò chơi Chơi Chuyền), còn chuyện Chơi Chuyền là của Ngô Văn Phú, tôi google vào đây để làm hay thêm phần nhận xét (tôi không viết được hay như Ngô Văn Phú).

      Ngoài ra, các bạn thử hình dung: các bé gái chăn trâu sử dụng các que Chơi Chuyền để làm que tính làm toán, khi đang chăn trâu ngoài đồng... (Không biết các bé gái chăn trâu bây giờ đã có riêng chiếc điện thoại cầm tay chưa) .

      Xóa
  3. Nặc danh13:40 19/12/14

    Ồ từ cái hình đố rắc rối kia mà bác này nhớ đến tuổi ấu thơ đẹp đẽ cũng tài thật. Tôi là dân thành thị bán nông thôn nên cũng biết được chút ít vài trò chơi mà bây giờ hiếm thấy. Ô ăn quan, Chi chi chành chành.chợi cỏ gà.v.v bác nhắc tới làm tôi cũng bồi hồi, giờ đây hiếm thấy hoặc vắng bóng, có trò có cả trai cả gái cùng chơi như "U tàu bay", rồng rắn lên mây, đánh chuyền đôi khi cũng có con trai tham gia, ô ăn quan 2,3,4, người chơi. Gần tết rồi ta lại ôn chuyện đánh tam cúc, bao lâu rồi cỗ bài này không còn thấy nữa, hồi đó xin tiền cha mẹ không được có đứa bạn tôi cắt bìa vẽ tam cúc,vẽ tu lơ khơ để chơi. Nhắc lại các chuyện xưa ta thấy bồi hồi các bắc nhỉ, huống hồ có bác còn có những kỷ niệm sâu sắc với những người con gái trong lòng của các bác thì thật là những kỷ niệm đẹp.
    Cũng nhân câu đố ở trên tôi lại nhớ tới mấy cái thắc mắc "ngớ ngẩn" của tôi khi gõ trên bàn phím 1 câu hỏi: cái bàn phí vi tính đến bao nhiêu phím gõ thế mà sao, chỉ có mấy sợi dây nối vào máy tính (lẽ ra mỗi phím phải mỗi dây chứ nhỉ!?), rộng hơn nữa khi thằng cháu tôi lau chùi cái máy Vi tính, tháo thanh Ram ra chỉ thấy có mấy chục cái chân thế mà mà nó chứa hàng tỷ là byte nhớ, vậy số liệu nó chạy như thế nào nhỉ? chắc bác Phó và các nhà điện tử trả lời dễ ợt



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Mình thích NX này của Nặc danh13:40 19/12/2014 (chắc P2).
      - Đúng là "từ cái hình đố rắc rối kia mà bác này nhớ đến tuổi ấu thơ đẹp đẽ cũng tài thật" .... !!!
      Bài đăng đã tìm tòi đưa ra 1 chủ đề rất Tri thức, rất học thuật, lại rất fù hợp với dân Toán, dân Điều khiển. Tưởng sẽ đc tìm hiểu tiếp chứ đâu lan sang ... chơi chuyền. Tuy vậy vẫn đáng ghi điểm vì đã có NX. Cảm ơn !
      - Còn câu hỏi của NX trên đặt ra:
      Đây là "cái khổ" của dân kỹ thuật ! Doanh nhân nó vừa giàu lại chẳng cần quan tâm tới : Sao cái điều khiển từ xa lại tắt mở đc TV... Đại loại thế. Trong khi bệnh nghề nghiệp của dân kỹ thuật lại cứ thấy cái gì thắc mắc cái ấy ; sao nó làm đc thế này thế nọ v. v ... Giờ về giữ trẻ rồi, quên dần đi đc hông ?!
      Trở lại câu hỏi của NX trên. (Mặc dù biết là hỏi cho vui). Để trả lời thật ra nói ở đây khó vì bị hạn chế nhiều (dài, vẽ... kiến thức tớ còn ít). Vắn tắt thế này. Mỗi 1 phím trên bàn phím MT giống như mỗi số nhà chẳng hạn, chúng đều đc gắn với 1 địa chỉ riêng biệt. Việc "gắn " địa chỉ (số nhà), và quản lý các địa chỉ đc giao cho 1 anh "Vi xử lý (VXL) " (là 1 con vi mạch). Con vi mạch này sẽ phát hiện nhà ông Hớn có khách (phím bấm) (có người bấm chuông cổng) hay nhà ông PTD2 có khách. Vì vậy số dây nối từ tổ dân phố lên đến phường sẽ giảm đi rất nhiều. Tất nhiên trong tổ dân phố (bàn phím) thì chuông của mỗi nhà (mỗi 1 phím) đều phải nói đến hộp điều khiển (con VXL) của tổ hoặc nối tiếp hoặc song song. Còn ở thanh Ram thì phức tạp thêm 1 chút vì ngoài việc quản lý địa chỉ (đ.c) (mà số lượng đ.c cực lớn - nay ram tới 2 GB, còn ổ cứng 500 GB đã quá bình thường) còn phải đọc hay ghi thông tin (1 hoặc 0) vào đ.c ấy. Tất nhiên để quản lý đ.c của "những thứ" này khác nhiều với quản lý bàn phím.
      Nói đến đây chúng bạn có hiểu kg, còn tớ ... chả hiểu mẹ gì hết. hahaha...

      Xóa
  4. Sau 3 lượt đọc, đúng là “chả hiểu mẹ gì hết”, đọc lần thứ tư mới chợt hiểu: "cái khổ" của dân kỹ thuật”; “... Giờ về giữ trẻ rồi, quên dần đi đc hông ?!”... Quả là hay!!! Âu cũng là “Bảng Chân Lý” của cuộc đời.

    Tuy nhiên các bạn và tôi dù gì đi nữa cũng đã chót... khổ rồi, giờ làm khổ nhau thêm nữa chắc đời sẽ lên hương (lấy độc trị độc).


    BÀN PHÍM

    Bạn hãy hình dung. Một thành phố (ví như bàn phím), trong đó có 104 người (các phím ký tự của bàn phím) làm công nhân tại cùng một nhà máy ở ngoại ô (ví như chiếc CASE máy tính, trong đó gồm có RAM, ổ cứng, Mother Board... mà tiếng Anh bồi gọi là CÂY máy tính).

    - Nếu 104 công nhân (các phím ký tự, số, chữ) này, bằng phương tiện riêng và từ nhà riêng của mình đi đến nhà máy ở ngoại ô làm việc, thì sẽ để lại 104 vệt đường đi khác nhau. Hoạt động này xảy ra trong máy tính như sau: có 104 dây điện tương ứng với các phím ký tự khác nhau để nối bàn phím với CASE máy tính, mỗi ký tự chiếm 1 dây. Kết quả là sẽ có 1 sợi cáp to cỡ cổ tay nối giữa bàn phím và CASE máy tính.

    - Nếu nhà máy (CASE máy tính) tổ chức ô tô đưa đón tại các nhà riêng của 104 công nhân từ thành phố đó (104 các phím ký tự khác nhau của bàn phím) đến nhà máy làm việc, thì chỉ còn lại 1 vệt đường đi của chiếc ô tô đó mà thôi. Khi đến nhà máy các công nhân này sẽ rải tỏa ra các phân xưởng, việc ai nấy làm. Điều này tương đương với chỉ 1 dây thôi cũng truyền được 104 phím ký tự khác nhau của bàn phím đến CASE máy tính.

    Thuật ngữ phần cứng máy tính gọi dây truyền các ký tự là BUS (tuyến), thao tác gom các dây ký tự khác nhau lại làm 1 gọi là Multiplexer hoặc Mux (dồn kênh), còn thao tác ngược lại gọi là Demultiplexer (giải dồn kênh).

    Thực tế, bàn phim với kết nối cổng USB có 4 dây, trong đó 2 dây là nguồn nuôi (+5V và đất), 1 dây Tx để truyền 104 ký tự và liên lạc, và 1 dây Rx làm nhiệm vụ liên lạc viên.

    Trả lờiXóa