honngv: Một anh (có lẽ cùng đơn vị với mình) học trước k ta nhiều có comment ở bài " Thái Thanh Sơn: Bước vào tuổi 80" (trong blog này). Anh kể lại vài giai thoại về thầy Thái Thanh Sơn, mà mình cho là mới, mắc dù chuyện đã diễn ra cách đây ít nhất 45 năm. E rằng nhiều người vô tình kg lần tới, mình cọp ra ngoài này đặng dễ thấy hơn.
Nặc danh18:18 18/11/2013
Tình
cờ ghé vào đây, tôi xin góp vài kỷ niệm về thầy Thái Thanh Sơn để nhớ
thầy, vào ngày nhà giáo 20/11. Thầy Sơn theo nghề toán nhưng có lẽ
cũng thạo nghiệp văn?. Có một chuyện thế này: Bọn chúng tôi khi mới
vào trường, được học ngay cái môn triết học. Có lẽ lãnh đạo khoa biết
bọn tôi ngắc ngứ về nó, nên cử thầy Thái Thanh Sơn “Xê mi na” cho một
buổi về triết học trong toán học. Thầy nói các nguyên lý triết học trong
toán học thể hiện rất rõ, với 1 vấn đề toán học thì cũng dựa trên tính
biện chứng, mâu thuẫn chung, mâu thuẫn riêng. Nhưng đối với dân ta
nguyên lý của triết học được vận dụng trong cuộc sống được tóm gọn
trong hai chữ “Vuông” “Tròn”. Từ xưa trăng tròn, trái đất vuông : Nên
banh chưng biểu trưng cho đất, bánh dày biểu trưng cho trời. Mọi việc
được xắp đặt hoàn mỹm, tốt đẹp gọi là “Quy Củ”; Quy là vuông, Củ là
tròn. Phụ nữ khi sinh nở ai cũng mong mỏi mẹ tròn con vuông. Ai muốn
đẽo “tròn” thì trước hết phải đẽo cho vuông. Thầy nói, khi xưa các bác thợ
mộc tính đường kính hình tròn, nếu biết chu vi, qua câu “thần chú” : Quân
bát, phạt tam, tồn ngũ, phân nhị” (chia tám bỏ ba, còn năm, chia đôi; và
ngược lại : nhân đôi, chia 5, cộng thêm 3 phần) mà chẳng cần biết số
“Pi” là gì. Hay chưa, thầy Sơn đã giải thích triết học trong đời
sống và toán học với sự hoàn thiện của “vuông tròn”.
Cũng vào 20/11
năm đó, năm tôi chưa đi lính. Khi nói về người thầy, thầy nhắc tới
các bậc tiền bối như bác Tạ Quang Bửu, bác Ngụy Như Kon Tum lúc đó là
hiệu trưởng trường ĐH Tổng Hợp (hồi đó chưa có ĐH Quốc Gia nhé). Thầy
kể một chuyện đại ý như sau: Các “anh ấy” khi còn trẻ cũng rất nghịch
ngợm, trước khi lên đường sang Pháp du học, họ tới bái kiến vua Bảo
Đại, nhà vua dặn: Triều đình phái các khanh qua đó học, phải ráng lấy
cho được cái bằng gì đó về để dâng cho trẫm nghe. Chắc các “anh ấy” biết
khi vua Bảo Đại ở Pháp chỉ ham nhảy nhót chứ không biết học hành ra
sao. Sau khi tới Pháp họ lập tức tham gia 1 lớp nhảy đầm, sau đó họ
gửi về dâng cho đức vua cái bằng đầu tiên, mà họ lấy được sau vài tháng
trên con đường du học của họ, đó là cái bằng nhảy đầm (đúng là nhanh
thật). Thầy cười và nói không biết sắc mặt đức vua lúc đó như thế nào,
và ý tứ các “anh ấy” ra sao.
Góp vui với các bạn 2 mẩu chuyện về thầy
cách đây khá lâu (43 năm) mà chúng tôi đã được thầy dạy dỗ.
Hay lắm, Thầy Thái Thanh Sơn quả là một người quá thông thái nên tường cổ thông kim mới luận suy rất thuyết phục yếu tố triết lý trong toán học.
Trả lờiXóaTuyệt vời, xin cám ơn
Cái tay nặc danh kia chắc là dân toán K14 là PTD2 rồi anh honngv à. Vì hắn mới nói mấy câu mà đã thấy com pa thước kẻ rồi. Và tời đó vời thầy hỗ trợ dẽ nhất là thầy trong Khoa mà, tính thử coi anh làm tròn hơi quá đấy. Anh tính mà xem, khi được diện kiến Thầy Sơn thì ít nhất sau vài năm sau khi anh đã được chui qua cái cổng "Cong Cong" kia. Cái tay PTD2 kia nó còn nói khiếm tốn hơn anh 2 năm cớ đấy. Ý kiến tham gia tay PTD2 này hay dấu mặt để tránh trách nhiệm đây chăng?
Trả lờiXóaMình cũng chỉ "ăn ốc nói mò" ! Có thể Nặc danh09:43 23/11/2013 đúng, mà cũng có thể sai ! Có điều đúng là: Nếu "y" là tay PTD2 thì tay này thích chơi trò ú tim quá hà. Y thích gọt bớt noron thần kinh vốn ít ỏi của mình. hehe...
XóaCòn Nặc danh09:43 23/11/2013 đích thị là tay DaoDuyTinh !
Chào các bạn k14vt!
Trả lờiXóaThật sự, tôi quá xúc động khi được biết rằng trong số những sinh viên bị tôi "hành hạ" thuở ấy, vẫn còn có những bạn không quên những câu chuyện vớ vẩn về tôi - thật cũng có mà bịa nhiều hơn!
Mời các bạn vào đây xem những chuyện BỊA như thật...
http://toan3-1956.blogspot.com/p/lien-lac-muon-phuong.html
Ẩn danh này tình cờ như tay kể chuyện kia vào đây, thấy mọi người nhớ những kỷ niệm về thầy Sơn cũng tham gia thử xem. Nếu tay kia là PTD2 thì tôi biết anh ta. Anh ta ẩn danh cũng phải, vì mới kể những kỷ niệm đáng nhớ khâm phục sự uyên thâm bát cổ của thầy mà đã có lời trách rồi, nếu anh ta lộ mặt ra thì thật tai hại. Tôi nghĩ chắc tay kia không dám bịa đâu!. Câu chuyện 1 thì xét ra cái gì cũng rất đúng. Này nhé ông bà ta khi chưa có thẳng Tây mũi lõ sang đây, vẫn coi trời tròn đất vuông là gì. Bây giờ khi phụ nữ sinh nở ai chả mong mẹ tròn con vuông là sự hoàn thiện của tạo hóa, triết học quá đi chứ.
Trả lờiXóaCòn cái cách tính trên của bác thợ mộc, đã dùng số “pi” khác với các nhà toán học một tý tẹo nó bằng 3,2 , sai số có 2% thôi mà. Cái tay Bill get bên Hoa Kỳ cũng phải học lóm các bác thợ mộc xứ Việt ta đấy. Hãy thử vào các công cụ vẽ hình của ông ta xem, muốn vẽ cái gì thì có ngay cái hình chữ nhật bao bên ngoài, nhanh thôi hãy vào cái Word của lão ta thử xem?. Chắc sau khi học lóm tay Bill kia bắt chước theo kiểu “hai lúa” phát triển thành các ô cửa sổ (Windows) mà cả thế giới phải dùng đến chăng?!.
Còn câu chuyện 2, có lẽ chỉ có thầy Sơn mới thông tỏ, đọc một đoạn viết của thầy, thầy có nói các trưởng danh tiếng ở Huế có 1 thời đã sơ tán ra xứ Nghệ Tĩnh quê thầy, đúng vào thời thanh niên của thầy. Chắc các sự kiện có vẻ hài nói trên chỉ có các bậc huynh trưởng của ta mới biết. Thế hệ k14 hồi đó các bác mới ở quê ra chân đất mắt toét, mới bỏ được mũ rơm một thời gian làm sao biết được nhiều chuyện trên đời. Chắc các bác còn nhớ hồi ta học cấp 3 một hoặc hai bộ sách giáo khoa phân về cho một tổ, bốc thăm đứa được quyển này, đứa được quyển kía, tôi toàn vớ được nào “kỹ thuật nông nghiệp”, “chính trị”, có tên học yếu toán lại vớ được “bài tập toán” thế thì chỉ có khóc. Sách sử ta hồi đó cũng sơ sài các bác ơi. Vậy thì lứa chúng ta sao có thể bịa được những chuyện thâm cung bí sử như thế. Hồi đó sau khi nghe bài “vuông tròn”, đến mấy tháng trời muốn nói điều gì tốt đẹp bọn k14 toán lý ai cũng nói “vuông tròn” hay “quy củ”. Chuyện đã lâu rồi có thể có sự râu ông nọ cắm cằm bà kia, giọng kể chuyện của tay kia có vẻ chân thành có gì xin thầy Sơn bỏ quá cho anh ta.
Bác này cũng thuộc hàng ""mâm trên đây, và chắc dân Toán nữa. Hoan nghênh bác đã "vô tình" ghé tới nhà "em" và còn đóng góp chuyện này cho vui, nhất là chuyện bốc thăm chia sách giáo khoa thời cấp 2,3. Bác nhắc tôi mố nhớ.
XóaTất cả do kính yêu thầy TTS mà hồi tưởng lại thôi mà. Thầy vui kg trách là đc rồi. Thầy đã hạ cố ghé qua blogk14 ! Thầy gửi đến các học trò cũ vài dòng đấy (comment Vitayson14:44 12/11/2014)
Tôi nghe giọng này có lẽ của tay PTD2 bác phó ạ
Trả lờiXóaMình cũng nghĩ vậy. PTD2 có bộ nhớ bền lắm..
Xóa