29 thg 9, 2019

Sun Group hay Địa Ngục Tự?

Kim Dung/Kỳ Duyên
4 giờ ago
Tác giả: Cánh Cò (Blog RFA)
Sun Group đang từng bước một làm thịt nguyên một vùng đất được xem là thảm thực vật nguyên sinh của quốc gia bằng đồng tiền bất chính thông qua những con người xem pháp luật chỉ là cuốn sổ tay của giám đốc. Sun Group đang bị buộc phải trả lời trước công luận về những hành vi mà nó âm thầm khuynh loát cả một hệ thống để mang tới vùng đất Tam Đảo những ma thuật mà không ai có thể nghĩ ra ngoại trừ những ma tăng, quỷ dữ như cái tên Thích Thanh Toàn của Địa Ngục tự (Cánh Cò).
KD: Một bài viết hay, có lý có tình khi nhìn nhận vụ việc. Sự cấu kết của nhóm lợi ích trong vụ việc này quả rất tinh khôn, ma mãnh khi dựng lên chùa dởm “Đại Ngục Tự” làm trung tâm, đánh vào tâm lý tâm linh của người du lịch, người giầu có. Đã có rừng phải có chùa “cổ… quái’. Trước đây, định nghĩa Mafia là DN + quan chức c/q cơ sở. Nay có cả sư, chùa dởm tham gia. Một nước cờ quả cao tay
Dư luận XH đang chờ cơ quan chức năng, và các vị lãnh đạo quản lý XH, quản lý môi trường lên tiếng
————–
Qua hai số báo ngày 23 và 25/9, Báo Phụ Nữ TP.HCM đã có loạt bài phóng sự điều tra về hoạt động tàn phá môi trường tại Vườn quốc gia Bà Nà và Tam Đảo của tập đoàn Sun Group. Đó là các bài “Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo” và “Sun Group – “ông trời” không từ trên cao” đã gây dược tiếng vang lớn từ người đọc báo giấy lẫn mạng xã hội và quan trọng hơn cả cho đến nay đã gần một tuần lễ trôi qua những bài báo ấy vẫn còn hiện diện và không hề bị lấy xuống như thường thấy, kể cả sự nhắc nhở từ những người làm công tác kiểm duyệt báo chí
Người đọc báo Việt đã quen với sự cam chịu nên sự việc một tờ báo “Phụ nữ” dám làm công việc khác thường là nêu đích danh một tập đoàn cỡ như Sun Group đã làm họ…thức tỉnh. Nhiều người trong đó có kẻ viết bài nay không tin rằng một tập đoàn như Sun Group lại có thể bị đánh một cách bài bản như câu chuyện mà báo Phụ Nữ nêu ra. Hầu như ai cũng biết các tập đoàn lớn đều được bảo vệ vòng trong vòng ngoài rất chặt chẽ thế nên một bài báo công phu và nhiều bất lợi cho tập đoàn như thế không phải là một việc thường thấy.
Đối với báo chí các nước phanh phui các bí ẩn bất hợp pháp của các tập đoàn kinh tế là công việc bình thường của một tờ báo miễn bài viết ấy căn cứ trên những bằng chứng mà tờ báo có thể chứng minh được và sự việc càng lớn thì thành công của tờ báo càng vang dội. Nó chính là sức mạnh thứ tư của tự do báo chí, sức mạnh ấy không những không tàn phá sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà nó còn giúp cho quốc gia tôn trọng nó có thêm sức đề kháng trước những sâu mọt đục khoét tài sản cũng như môi trường mà nhiều nước xem là kẻ thù cần tiêu diệt.
Việt Nam thật ngoại lệ đối với sự phổ quát mà một nền báo chí độc lập cần có. Thật buồn lòng khi phóng viên nhiều tờ báo chưa bao giờ biết viết một bài phóng sự điều tra ra hồn, cái quen thuộc nhất của rất nhiều phóng viên là làm sao câu được độc giả bằng những mánh khóe hết sức thô thiển và vụn vặt. Tâm lý khó tin vào báo chí đã ăn sâu vào nhiều người và vì vậy khi báo Phụ Nữ đăng loạt bài Sun Group thì gần như ngay lập tức toàn mạng xã hội như bật dậy vì ngạc nhiên, vì thích thú và cũng rất nhiều người vì không tin được những gì mà tờ báo đang cố gắng mang đến cho họ.
Yếu tố làm nên điều bất ngờ này là mục tiêu mà báo Phụ Nữ nhắm tới. Nó là một tập đoàn lớn, đang làm mưa làm gió trên mảnh đất Việt Nam. Sun Group không những giàu có, đang bủa vây mọi ngóc ngách của nhiều địa chỉ đỏ của miền Trung nó còn là một vùng đất không thể đụng tới ngay cả nhắc tới với hàm ý chỉ trích cũng bị nhiều tờ báo tránh né. Sun Group đang chứng tỏ sự bất khả xâm phạm của nó bằng nhiều chỉ dấu trong đó có sức mạnh bịt miệng truyền thông như nó thường làm.
Sun Group đang từng bước một làm thịt nguyên một vùng đất được xem là thảm thực vật nguyên sinh của quốc gia bằng đồng tiền bất chính thông qua những con người xem pháp luật chỉ là cuốn sổ tay của giám đốc. Sun Group đang bị buộc phải trả lời trước công luận về những hành vi mà nó âm thầm khuynh loát cả một hệ thống để mang tới vùng đất Tam Đảo những ma thuật mà không ai có thể nghĩ ra ngoại trừ những ma tăng, quỷ dữ như cái tên Thích Thanh Toàn của Địa Ngục tự.
Không phải tình cờ mà tờ báo mang câu chuyện Thích Thanh Toàn ở bài đầu tiên. Bởi vì gã ma tăng này là mắc xích mà người phóng viên có được trong lúc vừa đặt chân tới vùng đất mà Sun Group hết lòng phù phép cho mục đích của nó: dùng câu chuyện đơm đặt về tính chất linh thiêng của Địa Ngục tự để chiêu dụ con nhang, chuẩn bị cho hàng triệu người mê muội khác sẽ bị dẫn dắt trong tương lai vào con đường làm giàu cho Sun Group. Những chi tiết dâm dục trơ trẽn mạt hạng của dâm tăng Thích Thanh Toàn đã được nêu lên với những câu chữ không trau chuốt lại như thường thấy trong một bài phóng sự nhằm đánh động sự phẫn nộ của dư luận và cũng cảnh báo trước cho những ai còn nghi ngờ sự phóng đãng của một người tu hành qua ngòi bút của một nữ phóng viên. Những gì được miêu tả vượt lên sự tả chân, lột tả hết tính chất phi nhân không những của riêng Thích Thanh Toàn mà có lẽ nó nói lên được sự thật cả một quần thể người trong khuôn viên mà chúng cùng ký sinh trên vùng đất có tên Sun Group.
Tác giả bài báo đã từng chút một vạch ra những gì mà Sun Group từng làm để nhắm tới Tam Đảo II nơi nó đã thao túng những kẻ có trách nhiệm giữ gìn tài sản quốc gia để làm sạch hàng trăm héc ta rừng chuẩn bị những khu du lịch gọi là khu nghĩ dưỡng cao cấp cho giới giàu có. Rừng là của toàn dân nhưng Sun Group ngang nhiên giật chúng ra khỏi tay nhân dân để giao lại cho những kẻ lắm tiền nhiều của, mà đa phần những đại gia này là ai nếu không phải là những ông chủ của các tập đoàn tương tự như Sun Group. Chúng tạo sân chơi riêng mà trong đó nhân dân chỉ có quyền làm nô công phục vụ cho những ông chủ biết luồn lách, móc nối và thậm chí mua chuộc chính quyền để trở thành CEO, giám đốc, hay phụ tá…
Nhân dân chỉ được đến để đóng góp vào quỹ mê tín để được nghe Thích Thanh Toàn cầu kinh và nếu không may bị hắn nhắm vào thì có thể gia đình tan nát, thân thế tiêu vong.
Cái giá mà tờ báo lẫn phóng viên viết bài sẽ trả là rất lớn. Cái giá ấy có thể là kinh tế, là tiền đồ chính trị của Tổng biên tập hay thậm chí nồi cơm của cả tòa soạn nếu sức mạnh của Sun Group đủ để bứng cả tòa soạn ra đi bằng một lý do nào đó.
Cái giá ấy có thể tràn ngập lên gia đình bé nhỏ của người nữ phóng viên đầy can đảm dám hy sinh cả gia đình mình đề làm một việc mà ít ai dám làm trong hoàn cảnh đất nước hiện nay. Chị là Nguyễn Thu Trang, có thể bị côn đồ hành hung, thậm chí mất mạng khi ra đường. Chồng chị cũng không ngoại lệ nếu Sun Group dám xem pháp luật là của họ. Kinh tế gia đình sẽ bị bao vây và đời sống riêng của gia đình bé nhỏ này sẽ thật sự thay đổi nếu Sun Group bị bài báo đưa vào đường cùng.
Một ngày trước đây vài kẻ dấu mặt đã có hành vi cụ thể đối với gia đình của người nữ ký giả gai góc này. Theo người chủ đất hiện cho gia đình chị thuê tại Xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất ngoại thành Hà Nội thì kẻ đến nói chuyện với họ có ý hăm dọa và đề nghị chủ đất không cho gia đình chị thuê nữa. Trên miếng đất nhỏ bé ấy nhà báo mở một quán nhỏ lấy tên là Hồng Cô Quán, bán café và ăn uống cũng như trồng hoa hồng để sinh nhai.
Riêng tờ báo thì hậu quả rõ ràng hơn đó là chấp nhận bị phạt 8% vì chấm dứt hợp đồng đăng quảng cáo của Sun Group.
Tuy Sun Group chưa chính thức lên tiếng nhưng người ta tin rằng họ đang chuẩn bị một cuộc phản công bằng truyền thông bẩn lẫn những bài viết nháp nhúa của đám phóng viên vô lương tâm, tuy nhiên có một điều Sun Group cần hiểu rằng lúc này không phải như thời gian vài năm trước, cư dân mạng rất nhạy bén trước các thông tin mà báo chí đưa ra nhằm tâng bốc hay chê bai Sun Group.
Việc duy nhất mà Sun Group có thể làm là dẹp bỏ ngôi chùa có cái tên rất phản cảm “đia ngục tự” và thay vào đó là những động thái sửa sai, chấp nhận buông bỏ những khu nguyên sinh quý giá của quốc gia và chấp nhận thất bại trong dự án Tam Đảo II để mua lại sự cảm thông của quần chúng.
Càng chứng tỏ sức mạnh vô địch của đồng tiền thì càng sa lầy trước sức mạnh của lòng dân.
————–
Theo Tiếng Dân

1 thg 11, 2017

Nhà văn Nguyên Ngọc: Con người nào thì làm ra văn hóa ấy….


Tác giả: Phan Văn Thắng (thực hiện)

.’Tại sao người Việt Nam chúng ta hôm qua không tàn phá rừng và biển mà hôm nay lại thế ?’’, …’’ Người Việt ta bây giờ … đa phần, có vẻ khắc nghiệt, tàn bạo hơn, giả dối hơn, thiếu trách nhiệm hơn …’’ không có gì là quá đáng cả. Hôm nay đã khá nhiều người đặt câu hỏi và nhận xét tương tự. Có điều họ không hay chưa nói ra, hoặc tìm cách nói trại đi thế nào đó cho dễ nghe hơn. Nghĩa là tình hình quả đúng như vậy và nhận xét đó không mới mẻ. Quan trọng là câu hỏi: vì sao mà đến nông nổi ấy? Một câu hỏi cần đặt ra rất nghiêm túc, nghiêm khắc, suy nghĩ rất kỹ, và cố gắng trả lời cho kỳ được, nếu ta thật sự yêu đất nước này và thật sự vì con người Việt của chúng ta. Bởi vì những biểu hiện như vừa nói không chỉ là những ‘‘biểu hiện’’, tức là ở bên ngoài, mà là một sự thay đổi tận bên trong, về chất, và nếu đúng thật như vậy (và lần nữa tôi khẳng định là quả vậy) thì nguy hiểm quá, nó liên quan đến sự tồn vong của đất nước và dân tộc( Nguyên Ngọc)
—————-   
Nhà văn Nguyên Ngọc: Con người nào thì làm ra văn hóa ấy….
Lời Tòa Soạn:Nhân sự kiện Đà Nẵng quy hoạch và thực hiện một số dự án xây dựng ảnh hưởng đến hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà bị dư luận phản ứng, VHNA đã có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyên Ngọc, một công dân xứ Quảng rất am hiểu xứ Quảng – Quảng Nam &Đà nẵng về vấn đề này, về văn hóa &người xứ Quảng.
Phan Văn Thắng: Thưa nhà văn, chúng tôi xin phép được ông trao đổi một số về tình hình văn hóa nước nhà hôm nay. Tôi xin được bắt đầu câu chuyện từ xứ Quảng của ông. Đó là câu chuyện bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng đã bị xẻ thịt cho các dự án xây dựng khách sạn. Nếu đặt câu chuyện này (mà hầu hết ai cũng biết) bên cạnh câu chuyện ông Nguyễn Sự nâng niu chăm bẵm Hội An, và những câu chuyện khác nữa, của xứ Quảng, của cả nước, ông rút ra những điều gì về phương diện văn hóa?
Nhà văn Nguyên Ngọc:Vì anh đã bắt đầu câu chuyện bằng cách nhắc đến Đà Nẵng với vụ Sơn Trà, nên tôi cũng xin bắt đầu từ đó, bởi vì hẳn chuyện Đà Nẵng không hề là cá biệt. Hơn thế nữa, trường hợp Đà Nẵng là rất đáng suy nghĩ: khủng hoảng âm ỉ của thành phố này từng được che giấu dưới một vẻ hào nhoáng bên ngoài trong một thời gian khá dài.
Thật vậy, nhiều năm qua Đà Nẵng từng được dư luận coi là thành phố phát triển rất tốt, tốt nhất, thậm chí là “thành phố đáng sống” nhất nước … Thế rồi, đột ngột, bùng ra đủ thứ chuyện lôi thôi về Đà Nẵng, trong đó chuyện Sơn Trà chỉ là một, và nó cũng lại dính với những chuyện lôi thôi kia đang rất rối rắm và ngày càng rõ không phải bây giờ mới có. Có đột ngột không? Có phải bây giờ mới có không? Chắc chắn là không. Ở đây tất phải có một cái gì đó chung, gốc gác, và đã từ rất lâu.
Cái chung và gốc đó là gì? Theo tôi, có một điều là cốt lõi nhưng hầu như chưa được ai nói rõ: trong phát triển mấy chục năm qua, Đà Nẵng đã không lấy văn hóa làm nền, rất coi thường văn hóa, thậm chí phá hủy văn hóa. Cho nên tiềm ẩn nguy cơ từ đầu, hậu quả là tất yếu, đến nay mới bục ra là chậm. Vì sao lại chậm thế? Vì Đà Nẵng đã tạo được một vẻ bên ngoài nào đó che lấp cái gốc nguy hiểm kia.
Chỉ xin nói vài ví dụ :
Về di sản văn hóa, quý nhất, độc đáo nhất, tuyệt đẹp, trên toàn thế giới duy nhất Đà Nẵng có, là Bảo tàng điêu khắc Chăm, dấu tích của một nền văn minh từng rực rỡ. Tôi nghĩ lãnh đạo Đà Nẵng hoàn toàn không ý thức được điều đó khi quy hoạch cho phát triển của thành phố. Đà Nẵng từng nổi tiếng giải tỏa giỏi để chỉnh trang đô thị. Nhưng giải tỏa khắp nơi, có thời giải tỏa rầm rộ … để bán đất, ‘’đổi đất lấy công trình’’ … Mà không hề quan tâm giải tỏa để tạo một không gian đủ thoảng để bảo tồn và chưng ra, khoe với thiên hạ và thường xuyên nhắc nhở người dân thành phố về hòn ngọc văn hóa đáng tự hào nhất của mình. Trái lại, bất chấp mọi phản đối, đã quyết xây một cái cầu quy mô và kệch cỡm, hình con rồng bằng sắt, giữa thời hiện đại này mà lởm chởm vi vẩy, lại đầu phun lửa đuôi xịt khói, che lút viên ngọc quý kia, phá vỡ cảnh quan, gây chấn động tác hại cho bảo tàng, thậm chí lúc đầu còn định trùm qua cả bảo tàng, bị phản đối dai dẳng mới chịu hạ thấp xuống một ít. Phô trương Cầu Rồng, quên lãng Bảo tàng Chăm, là lấy thô kệch thay cho tinh hoa, điển hình của một lối văn hóa phô trương trọc phú thấp kém, quê mùa. Đã là văn hóa thì nhất thiết phải tinh hoa, đại chúng cũng phải là tinh hoa của đại chúng, và hướng dần lên tinh hoa, càng đặc biệt ở đô thị là nơi hội tụ tinh hoa của một vùng đất. Tất nhiên con người nào thì làm ra văn hóa ấy, và văn hóa nào thì lại chi phối lối sống, cách ứng xử của con người sống trong văn hóa ấy, nhìn thấy nó, chịu tác động của nó hằng ngày. Tôi nghĩ những chuyện lùm xùm vừa qua ở một số người lãnh đạo Đà Nẵng không phải không có liên quan gì đến chuyện văn hóa trong phát triển của thành phố này. Trong cư xử với quyền lực, người ta đã đã cư xử một cách vô văn hóa đúng như đã cư xử với văn hóa.
Quy hoạch Đà Nẵng, người Pháp đã thông minh và tinh tế tạo một trục văn hóa trung tâm của thành phố dọc bờ sông Hàn: bắt đầu về hướng Tây là hòn ngọc bảo tàng điêu khắc Chăm, ở giữa là công trình hiện đại duy nhất trên trục này: Thư viện tổng hợp thanh nhã và sang trọng, cuối đường, về hướng Đông, là di tích lịch sử quý nhất của thành phố: Thành Điện Hải, pháo đài anh hùng của tướng Nguyễn Tri Phương, người đã đánh được trận thắng duy nhất chống quân Pháp vào xâm lược nước ta giữa thế kỹ 19 … Đà Nẵng đã phá vỡ cái trục văn hóa rất đẹp đó. Bảo tàng Chăm bị Cầu Rồng thô kêch trấn ngự, Thư viện Tổng hợp suýt đã bị xóa đi để xây siêu thị, đấu tranh mãi mới giữ được, Thành Điện Hải bị tòa nhà quả bắp khó hiểu và bảo tàng Đà Nẵng hơn 40 sau chiến tranh vẫn chủ yếu chất đầy súng ống lấn chiếm … 
Đà Nẵng là thành phố có cảnh quan vào loại đẹp nhất nước: có núi, không phải núi ‘’non bộ’’ như ở một số nơi khác, mà là núi lớn, cao, hệ động thực vật phong phú, sát thành phố mà có cả thú quý hiếm, bờ biển cong duyên dáng, bãi biển từng được xếp vào loại đẹp nhất thế giới, sông Hàn ngắn mà khỏe, là con sông lý tưởng cho một thành phố hiện đại mà thơ mộng hai bên bờ sông … Đến nay Đà Nẵng đã phá vỡ hầu hết các thế mạnh trời cho và cha ông để lại ấy.
Hệ sinh thái của Đà Nẵng đã bị phá vỡ, có nhiều mặt không còn quay lui, cứu chữa được nữa. Trả giá quá đắt …
Phan Văn Thắng: Xã hội là một sinh thái – sinh thái xã hội và văn hóa là máu của hệ sinh thái đó. Máu bị bệnh, bị thiếu sẽ làm cho xã hội su y yếu, dị dạng. Sự khủng hoảng, xuống cấp của sinh thái xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái tự nhiên. Rừng bị tàn phá đến kiệt quệ. Biển bị ô nhiễm. Đất cũng bị ô nhiễm. Tất cả đều là do con người tạo ra. Tôi vẫn tự hỏi, tại sao cũng những con người đó, người Việt Nam chúng ta, hôm qua không tàn phá rừng và biển mà hôm nay lại thế?
Tôi cũng thấy cái cách mà người thời nay quan hệ, xử sự với nhau, với thế giới quanh mình khác người xưa nhiều quá. Hình như có quá nhiều suy nghĩ, đúng hơn là toan tính và hành vi ứng xử không phải được hình thành trên nền tảng các phẩm chất văn hóa của người Việt xưa. Người Việt ta bây giờ, tôi nghĩ, đa phần, có vẻ khắc nghiệt, tàn bạo hơn, giả dối hơn, thiếu trách nhiệm hơn. Nhận xét này có gì quá đáng không, thưa ông?
Với tình trạng trên, có lý do từ việc chúng ta đã làm gián đoạn tiến trình văn hóa dân tộc, tạo ra khoảng cách văn hóa hôm nay với lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc hay không? Là người từng trải ông có thể giúp chỉ ra những khoảng cách đó và lý giải vì sao có khoảng cách đó?      
Nhà văn Nguyên Ngọc:Trước hết, theo tôi câu hỏi và nhận xét của anh ‘’Tại sao người Việt Nam chúng ta hôm qua không tàn phá rừng và biển mà hôm nay lại thế ?’’, …’’ Người Việt ta bây giờ … đa phần, có vẻ khắc nghiệt, tàn bạo hơn, giả dối hơn, thiếu trách nhiệm hơn …’’ không có gì là quá đáng cả. Hôm nay đã khá nhiều người đặt câu hỏi và nhận xét tương tự. Có điều họ không hay chưa nói ra, hoặc tìm cách nói trại đi thế nào đó cho dễ nghe hơn. Nghĩa là tình hình quả đúng như vậy và nhận xét đó không mới mẻ. Quan trọng là câu hỏi: vì sao mà đến nông nổi ấy? Một câu hỏi cần đặt ra rất nghiêm túc, nghiêm khắc, suy nghĩ rất kỹ, và cố gắng trả lời cho kỳ được, nếu ta thật sự yêu đất nước này và thật sự vì con người Việt của chúng ta. Bởi vì những biểu hiện như vừa nói không chỉ là những ‘‘biểu hiện’’, tức là ở bên ngoài, mà là một sự thay đổi tận bên trong, về chất, và nếu đúng thật như vậy (và lần nữa tôi khẳng định là quả vậy) thì nguy hiểm quá, nó liên quan đến sự tồn vong của đất nước và dân tộc. Cho nên phải trả lời, trước sau phải trả lời. Từ lâu tôi đã suy nghĩ, trằn trọc và cho rằng do quá bức xúc, quá nóng lòng thoát khỏi ách đô hộ thực dân, chúng ta đã chọn một con đường đấu tranh bạo lực quá nguy hiểm để giải quyết vấn đề dân tộc của mình, bắt đầu từ một trăm năm trước. Bức xúc như vậy, nóng lòng như vậy là chính đáng, rất chính đáng, nhưng chính những bức xúc và nóng lòng chính đáng ấy lại khiến ta chưa tỉnh táo lường cho hết những hậu quả là sẽ tàn phá đến tận gốc những giá trị đạo đức sống – giữa con người với nhau và giữa người với tự nhiên – đã  được dân tộc xây dắp hàng nghìn năm dài.
Với ước vọng độc lập, tự do, thống nhất thiêng liêng, với con đường đã lựa chọn, chúng ta đã phải trải qua mấy cuộc chiến tranh lớn, với tổn thất ghê gớm như chưa từng có trong suốt lịch sử của dân tộc.
Tôi nói những điều này vì hơn một trăm năm trước có một người đã nghĩ đến những điều này, bằng một trực cảm thiên tài mà hẳn ta còn phải cố mà giải thích, đã cảm nhận ra mối hiểm nguy của con đường bạo lực đối với dân tộc, quyết không đi con đường đó. Người đó là Phan Châu Trinh. Ông nói ‘‘Bất bạo động, bạo động tắc tử’’. Tôi hiểu ‘‘Tử’’ đây của Phan Châu Trinh không phải chỉ nói đến tổn thất sinh mạng. Ông nói đến mối nguy ‘‘tử’’ lớn và sâu hơn nhiều: sự vong thân của con người và dân tộc Việt, như anh đã nhắc đến trong câu hỏi, và ta đang lúng túng chứng kiến từng ngày hôm nay … Bao nhiêu năm Phan Châu Trinh bị chê là ‘‘cải lương’’, bị vu là ‘’thân Pháp’’. Ngày nay có người còn cố bào chữa cho ông rằng ông chủ trương bất bạo động vì ông thấy tương quan lực lượng giữa ta và đối thủ bấy giờ quá chênh lệch. Tôi cho đó là thanh minh nhầm cho ông. Gần đây, trong một cuộc nói chuyện ở trường Fullbright TP Hồ Chí Minh, TS Vũ Ngọc Hoàng đã nói lại chính xác tư tưởng của Phan Châu Trinh, tuy không nhắc đến tên ông. Anh nói trong lịch sử lâu dài của dân tộc, những lần đối mặt với ngoại xâm mà ta thua, thì không phải là vì ta thiếu anh hùng, mà vì ta lạc hậu. Lạc hậu về văn hóa và văn minh. Hoàng Xuân Hãn nói rằng Phan Châu Trinh là người đầu tiên và duy nhất thời bấy giờ đi tìm và đã tìm thấy nguyên nhân mất nước trong văn hóa, trong sự thấp kém về văn hóa của ta so với đối thủ mới. Vấn đề là văn hóa, văn minh, chứ không phải dũng khí anh hùng. Hoặc dũng khí anh hùng lúc này, trong điều kiện này, chính là dám nhận ra mình thua kém về văn hóa và văn minh. Lô gích của Phan Châu Trinh rất rõ: Đã là vấn đề văn hóa, văn minh, thì không thể giải quyết được bằng chiến tranh. Chiến tranh không có chức năng đó, không làm được điều đó. Phải cúi đầu xuống mà đi học, học chính họ, để cho văn minh được bằng họ. Ông bình tĩnh đặt vấn đề phát triển chứ không phải độc lập, ra sức học chính đối thủ để mà phát triển. Độc lập, độc lập thật sự, có ý nghĩa và vững chắc, sẽ đến và chỉ sẽ đến khi thật sự phát triển được bằng người.
Chọn con đường ‘‘ngắn’’ bạo lực, ta đã làm gián đoạn tiến trình văn hóa dân tộc, tạo ra rối loạn văn hóa, không chỉ là khoảng cách mà hố thẳm văn hóa hôm nay so với lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Về vấn đề này, theo tôi còn một chuyện nữa, mà ta cũng nên cố gắng đi cho đến cùng. Ta biết Phan Châu Trinh đã hoàn toàn đơn độc với tư tưởng và chủ trương của ông. Có thể nói ông là người cô độc nhất trong suốt lịch sử dân tộc. Toàn bộ giới sĩ phu ưu tú của đất nước không ai tán đồng ông. Lịch sử và Dân Tộc không chấp nhận ông. Mọi người đã quay lưng lại với con người tĩnh táo và sáng suốt nhất của mình trong tình thế hiểm nghèo và chọn con đường khác, ngược lại.
Vậy phải chăng còn có vấn đề của bản lĩnh dân tộc? Cũng là đối mặt với xâm lược đến từ phương Tây cùng thời, người Nhật chẳng hạn đã có lựa chọn khác: chỉ đánh một trận duy nhất và thua Hà Lan, họ liền dũng cảm cúi đầu đi học Hà Lan và cả phương Tây – gọi tất cả là ‘’Lan học’’ – để trở nên hùng cường như hôm nay. Đó là khí tiết của samurai Nhật mà tiếc thay ta không có … Cho nên cũng cần nghĩ, cố gắng nghĩ thật bình tĩnh, khách quan về dân tộc. Tôi biết nhiều người hiện nay đang cố gắng làm điều này.
Phan Văn Thắng: Thưa ông, lâu rồi hình như ông ít viết văn, ông quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề văn hóa ở bình diện rộng lớn hơn rất nhiều. Ông có thể chia sẻ lý do không ạ?
Nhà văn Nguyên Ngọc:Tôi là người tham lam, anh ạ. Thật ra tôi cũng còn cái để viết, nhưng bị phân tán nhiều quá, tự mình phân tán, vì những việc tôi nghĩ có thể là quan trọng hơn. Như suy nghĩ về chuyện ta đang bàn đây. Như chuyện cố mà giải thích cho ra Phan Châu Trinh, vì sao ông đi trước được đến trăm năm như thế. Vì sao mọi người lúc đó đã quay lưng lại với ông, đã đánh mất ông, người từng muốn đưa dân tộc đi một con đường khác, đến một số phận khác …
Tất nhiên lịch sử thì không có nếu. Nhưng dám nhìn lại, nghĩ lại về lịch sử thì rất cần. Để dám bắt đầu lại. Từ đầu. Từ cái điểm mà Phan Châu Trinh đã thấy và tha thiết cảnh báo cách đây một trăm năm … Có thể nói đến điều đó bằng văn học, nhưng tôi chắc rõ ràng tôi không đủ sức. Phải chờ người khác.
Phan Văn Thắng: Trong bối cảnh văn hóa Việt nam hiện nay, văn học đứng ở vị trí nào trong tổng thể ‘bố cục’ nền văn hóa nước nhà?
Đó là sự sắp xếp hay là sự lựa chọn của giới văn chương, và công chúng bạn đọc?
 Văn học và giới văn chương có phải chịu trách nhiệm về thực trạng văn hóa nước nhà hiện nay? Vì sao?
Nhà văn Nguyên Ngọc:Chẳng có ai sắp xếp được cả. Tôi nghĩ văn học là sự tự ý thức của dân tộc. Tôi có cảm thấy điều đó trong một số tác phẩm của một số nhà văn, song có lẽ còn chưa thật rõ, như mới là một sự đánh hơi còn khá mơ hồ.
Trong tình hình hiện nay, tôi mong có những nhà văn thật có tài, làm sựtự ý thức lại của dân tộc.
 Vừa rồi tôi thấy có người nói lớp cầm bút tuổi bốn mươi đang rất đáng chú ý, có vẻ họ sẽ làm nên chuyện đấy. Tôi cũng vừa đọc một nhà văn tuổi hai mươi, có thể coi là một phát hiện lạ. Tôi chờ. Tất nhiên văn học sẽ có tiếng nói kiểu của nó. Và không thể nói trước nó sẽ lên tiếng theo cách nào.
Phan Văn Thắng: Tôi còn biết ông với vai trò một người trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục. Ông nhận xét gì về vai trò của các hoạt động giáo dục, của ngành giáo dục đối với hiện trạng văn hóa nước nhà? Những bất cập, hay là yếu kém nào của giáo dục đã tác động bất lợi đến Con người và Văn hóa Việt nam hôm nay?
 Ngành giáo dục phải thay đổi là tất nhiên, tất yếu. Nhưng thay đổi theo triết lý nào thì hình như chúng ta vẫn đang loay hoay tìm kiếm. Ông có tìm kiếm cho riêng mình một triết lý hay là phương châm hành động vì một nền giáo dục Việt Nam hiện đại? Nó là gì?
Nhà văn Nguyên Ngọc:Cũng là một chuyện tham lam của tôi.
Về giáo dục, có lẽ có hai điều cần nói:
Vẫn nghe nói: xã hội thế này thì giáo dục ắt phải thế, không thể hơn. Xã hội là hệ thống mẹ, giáo dục là hệ thống con. Có vẻ đương nhiên rồi! … Nhưng rồi, nghĩ lại xem: Ai sẽ làm thay đổi tình trạng xã hội này? Nói cho đến cùng, cũng chỉ có thể là giáo dục. ‘’Chi bằng học!’’ Để thoát lạc hậu. Đâu nhất thiết mẹ nào con ấy. Có thể sai lầm lớn nhất của nền giáo dục ở ta bây giờ là nó cam chịu sự chi phối tuyệt đối của hệ thống mẹ, không hề có tham vọng tác động ngược trở lại làm thay đổi, phát triển hệ thống mẹ. Tất cả các cuộc cách mạng giáo dục trên thế giới xưa nay đều nhằm làm điều đó, và vì đã làm điều đó nên mới là một cuộc cách mạng giáo dục.
Nhưng muốn làm được điều đó thì, như GS Hoàng Tụy đã nói rồi, phải ‘’thế tục hóa’’. Nếu không thì mọi ‘’đổi mới’’, ‘’cải cách’’ này nọ cũng chỉ có thể loay hoay chắp vá thôi. 
GS Hoàng Tụy cũng nhắc rõ điều này: châu Âu khi thế tục hóa giáo dục, thì xã hội vẫn là xã hội Thiên chúa giáo. Nghĩa là thể chế không thay đổi. Không sao cả. Cần phải hiểu, nếu chưa hiểu thì đến lúc cần phải hiểu: giáo dục (và văn hóa) là nền tảng và lâu dài hơn chính trị. Nếu không thì sẽ không còn văn hóa và giáo dục.
Phan Văn Thắng: Xin trở lại câu chuyện với những điều riêng tư hơn. Tôi được biết và chúc mừng ông và các cộng sự ở Viện Phan Chu Trinh đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tín nhiệm tổ chức biên soạn bộ sách có tính chất bách khoa về Quảng Nam. Ông có so sánh và nhận xét gì về văn hóa hai xứ, Quảng và Nghệ. Và tính cách người xứ Quảng và xứ Nghệ?
Nhà văn Nguyên Ngọc:Tôi không dám so sánh gì. Chỉ nói một nhận xét tình cờ: Tôi nghĩ dân Quảng Nam gốc Nghệ Tĩnh rất nhiều. Mẹ tôi là dân Hà Tĩnh đấy anh ạ. Ông ngoại tôi là cháu nội của cụ Nguyễn Công Trứ, chắc là một ông đồ Nghệ (Tĩnh) lang thang vào xứ Quảng dạy học, lấy bà ngoại Quảng Nam của tôi … Và có dịp vào Bến Tre, tôi được biết dân Bến Tre rất nhiều người gốc Quảng. Ở Bến Tre còn có cái rương xe, vốn rất Quảng Nam mà ở Quảng Nam nay hầu như không còn. Tôi cứ mường tượng có thể người Nghệ đi vào Quảng Nam là một bước, bước tiếp một bước nữa là vào đến Bến Tre. Đúng thế không? Có gì đó rất gần nhau./.
.
https://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/khach-moi-cua-tap-chi45/nha-van-nguyen-ngoc-con-nguoi-nao-thi-lam-ra-van-hoa-ay

17 thg 6, 2016

Một lần về ghé Xứ Đông

Thấy nàng Diệu Hương xuất hiện trên fb của ông bạn đồng môn, đồng hương. Cảm vì tình cảm của nàng với Xứ Đông nên xin cọp về đây . Ai yêu Xớ Đông thì thưởng ngoan, còn kg thì cho qua nhé !

Nàng về nắng ấm về theo
Cây tràn nhựa sống, đường làng nở hoa
 

Làm duyên 1 chút nên duyên
 
 Phút giây Hoài niệm

Nàng thực ngoài đời, mới đây mà đã tứ tuần !

6 thg 1, 2016

Tin buồn

Anh Xuân, chồng bạn Trần Vân - cựu SV k14VT trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã mất sáng hôm nay - 6/1/2015.

Tang lễ cử hành từ 13h - 15h ngày 7/1/2015, tức ngày 28/11/ Ất Mùi tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Ban liên lạc Khóa dự kiến cựu SV k14VT sẽ đến viếng vào lúc 14h cùng ngày 7/1. Kính báo toàn thể anh chị em k14VT bớt chút thời gian đến dự lễ viếng và tiễn đưa anh Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng.

Cầu Hương linh Anh siêu thoát cõi Vĩnh Hằng !
                                                               
                                                           Vô cùng thương tiếc kính báo.
                                                                          Nguyễn Khuyến

3 thg 11, 2015

Bao năm mới có Một ngày !

Chiều nay bên bờ Hồ Tây 7 anh chị em nguyên là cựu SV lớp Máy tính 69 (K14 Vô tuyến) trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang ngụ cư tại Hà Nội họp mặt đón tiếp vợ chồng bác Lưu - Huệ vừa từ Năm ra. Tham dự còn có cháu Tân Hoa - con gái đồng môn Tân Văn Đoàn. Chúc sức khỏe mọi người.



 








12 thg 10, 2015

Tin buồn

Mẹ chồng chị / bạn Nguyễn Thị Lâm - cựu sinh viên lớp MT69, K14VT Trường đại học BK HN đã từ trần hồi 7h sáng ngày 10/10/2015, hưởng thọ 99 tuổi.
Lễ viếng sẽ tiến hành từ 7h đến 9h sáng ngày thứ Ba 13/10 tại Nhà an táng Bộ Quốc phòng số 5 Trần Nhân Tông HN.
Dự kiến đoàn K14vt sẽ đến viếng lúc 8h sáng.
Cầu cho HƯƠNG LINH Cụ siêu linh tịnh độ.
Nam-Mô-A-Di- Đà phật!
KÍNH BÁO.

24 thg 9, 2015

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Nguyễn Quang Lập : Tuấn Khanh nổi lên như cây bút viết tùy bút hay nhất nước, không một nhà văn nào theo kịp.


image

Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

15 thg 9, 2015

Loạn học hàm, học vị, bê tha quá !

Phải thừa nhận rằng: đất nước ta có rất nhiều nhà khoa học, tiến sỹ, giáo sư,...đáng trân trọng và vinh danh. Bên cạnh đó, cũng vô số giáo sư, tiến sỹ,...để lại trong lòng mọi người sự hài hước, khinh bỉ và chê cười,...thậm chí học tại chức, chuyên tu, từ ngành này làm luận án ngành khác thành tiến sỹ, giáo sư từ lúc nào không ai hay,... Đề tài không ra đề tài, nội dung chỉ ngang tầm 1 bài viết trên báo. Loạn hết rồi, nhục nhã quá, như luận án trong bài báo này là 1 ví dụ,... Có lẽ, sắp tới sẽ có những đề tài luận án tiến sỹ như: " Đặc tính kéo, cởi, mở khoá, mở khuy quần để đi vệ sinh của đàn ông và đàn bà Vn ".

 
Ngày 07/8/2015, NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học với đề tài: “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”.
 
m.giadinhvn.vn | Bởi Giadinhplus

7 thg 9, 2015

'Đề nghị các đồng chí nói nhỏ khi ăn'

Xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.

Loa công cộng đã hết phận sự

Tay run run, ông cụ tháo bỏ cái chụp tai xin của đứa cháu lái máy xúc thường dùng để bịt tai khi điều khiển máy xúc. “Đau đầu lắm ông ạ, ngày nào nó cũng khoan vào óc thế này đấy, khổ lắm mà chẳng biết kêu ai. Những hôm khỏe còn cố chịu, những ngày mệt thì thật chẳng khác gì bị tra tấn. Giá như nhà mình là cái thuyền thì tôi đã chèo đi chỗ khác rồi. Tôi cứ tưởng nước mình hết chiến tranh rồi thì thôi loa công cộng”.
Cụ than vãn về cái loa phường tại một con phố của Hà Nội.

5 thg 9, 2015

Nhặt nhạnh 1


Nhặt trên Nguyễn Quang Lập facebook.


https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xfp1/v/t1.0-1/p160x160/11796337_1477539549228616_5029609913495897184_n.jpg?oh=441a3d7d1e57cff0188f60fb2bef5215&oe=5672E21C&__gda__=1450481418_2bcb80c2c9f7e8ff759037a91df7568b1. Ở Tula guberniya ( Nga), quê hương của Lev. Tolstoi, có một cái hồ tình yêu rất đẹp. Ở đây có truyền thuyết: Vợ chồng ném nhẫn cưới xuống hồ sẽ không bao giờ rời nhau. 100% vợ chồng ở đây đều ném nhẫn cưới xuống hồ. Kết quả: thu được từ hồ này mỗi năm 40% nhẫn vàng thật và 40% số cặp vợ chồng đã li hôn.

2. Bọ Huế Lê Thanh Phong đang xem tivi, tức khí rút dép ném vào màn hình cái rầm và thét lên như sấm: Dối trá!
Kết quả: Ti vi vỡ toác, dối trá còn nguyên.

 

3 thg 9, 2015

Chuyện bố vợ

honng: Có người bảo blog k14 này hơi nặng chính, vậy chừ nói phụ cái nhẩy. Nhg đừng bảo là kg sáng đâu đấy nhé. Giao kèo vậy đấy !

Cọp từ Phọt Phẹt fb. Tiêu đề tự khịa.
Phọt phẹt  3 giờ trước · Đã chỉnh sửa ·



Tình hình căng bà con ạ. Tối qua bố vợ điện thoại bảo mai chở đi đằng này tý. Mình mai tuy không bận nhưng phục vụ bên ngoại là mình rất ngại. Định chối nhưng nghĩ lại, nên thôi. Sáng sang sớm, lão còn chưa dậy, binh boong mãi vẫn trống không. Đánh xe đầu ngõ, mút cà phê, rít thuốc vặt. Mẹ vợ đi tập thể dục ngang qua, réo:
- Làm gì đây con?
- Đón bố đi đằng này tý.
- Đi đâu?
- Ai mà biết, bấm chuông mà vẫn chưa bình minh.
- Ông ấy dậy sớm, đi trước mẹ mà.
- Ơ, con biết đâu.

2 thg 9, 2015

‘Trận chiến’ mới của nước Việt và thời ra ngõ gặp… Giáo sư

Tác giả: Kỳ Duyên

Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.

Chỉ còn vài ngày nữa, đất nước sẽ diễn ra một sự kiện lớn- kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, ngày mà cách đây đúng 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa..

Đo bằng tầm tư duy thời đại

70 năm với đời người đã là thuộc hàng xưa nay hiếm.

Nhưng 70 năm với một đất nước vẫn là quá non trẻ, nhất là đất nước ấy mới chập chững đi trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường được gần 30 năm. Và đang trên hành trình hội nhập thế giới hiện đại. So với nhiều nước trên thế giới có hàng mấy trăm năm buôn có bạnbán có phường, dày dạn kinh nghiệm, thì một đất nước nền hòa bình non trẻ, kinh tế thị trường còn non trẻ hơn, chỉ có vũ khí thô sơ dám đánh thắng những đế quốc, và đang mày mò làm ăn, qủa thực, đó là sự đáng trân trọng.

1 thg 9, 2015

Bi thương !

Quá buồn

Mới cách đây hơn 1 tuần anh chị em k14 đến đưa tiễn Anh Lưu (dạy môn Vật Liệu khoa VT, trường ĐHBK HN, chồng của Nguyễn Minh Châu - cựu SV k14VT) về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chiều nay lại nghe tin vô cùng đau đớn : Con gái bạn Nguyễn Quang Thạch - cựu SV lớp Bán dẫn k14 - vừa tốt nghiệp ĐH đã tử nạn vì tai nạn giao thông !

Chau Ky​ điện thoại cho mình mà nói chẳng ra nhời ... 

Gọi cho Thạch mà chẳng chẳng biết nói gì .... !

Thương quá cháu gái ơi !
Đau đớn quá Thạch - Lê ơi !

Cầu cho Cháu siêu thoát Cõi Vĩnh Hằng !

31 thg 8, 2015

Trần Quang Ngân du hành phương Nam

Vừa nhận tin này cách đây 42 phút trước qua fb, post tràn lên đây chia sẻ anh chị em k14vt:

Trần Quang Ngân K14 ở Tp Uông bí vô gặp mặt Vợ chồng Lưu - Huệ, Vợ Chồng Tất Nam và Bích Ngọc ở Sài gòn.

Gửi Anh Lưu:
Cảm ơn Anh Lưu đã gửi ra cùng chia vui ! Chúc mọi ng thật vui. Chúc Ngân có 1 chuyến du hành "nhất quả đất" ! Cho em gửi ngay lời chúc mừng Ngọc. Ngọc giỏi, mọi ng mừng cho Ngọc. Chỉ có điều kg L/L với mọi người là kg nên. Thời của facebook, iphone 6,7 rồi 8 mà cắt tịt thông tin thì ... buồn vãi chấy !
Chào Huệ, vợ chồng thầy đồ nhé.
Thấy mọi ng trong ảnh mà muốn vào wa, nhg vẫn còn bận chưa đi đc. Mong mọi ng thông cảm.

19 thg 8, 2015

Thoáng vui

Cọp lại dành cho các bạn đồng môn Kim Thành


Lớp học có thành tích “khủng” ở kì thi THPT quốc gia

Báo Dân trí đăng ngày Thứ hai, 17/08/2015 - 13:53
Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/lop-hoc-co-thanh-tich-khung-o-ki-thi-thpt-quoc-gia-20150817131117977.htm



Dân trí: Lớp có 43 học sinh thì có đến 30 em đạt kết quả thi đạt từ 25,0 điểm trở lên, không có học sinh nào có điểm tổ hợp xét tuyển dưới 20,0 điểm. Thậm chí có học sinh đều đạt mức điểm hai khối trên 27,0 điểm. Thành tích này xuất phát từ phong trào tự học của lớp.

Thành tích nổi bật nói trên đến từ lớp 12A Trường THPT Kim Thành (huyện Kim Thành, Hải Dương). Theo thống kê của nhà trường, điểm trung bình tổ hợp ba môn thi của lớp 12A là 25,4 điểm. Số liệu thống kê này chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng của học sinh.