28 thg 4, 2012

Thân gửi ông nội Quốc

Tất Nam đã đọc câu đối của Quốc. 
"Một minh một mỉnh một mình
Con voi con vỏi con vòi"
Nói thật, anh giải phóng quân đi lạc đường đó chính tên là Nguyễn Văn Quốc khi còn độc thân. Con voi rừng không thấy bằng mắt mà nằm mộng mơ.
Tất Nam xin đối lại:
       " Đôi ta, đôi tả, đôi tà
         Cặp nhông, cặp nhộng, cặp nhồng."
Kha...kha...
                              Đồ nghệ Tất Nam

3 nhận xét:

  1. Phải thừa nhận TN khá suất sắc trong khoản này! Xin fân tích (PT) chút đỉnh. Những cặp đối nhau: một mình-đôi ta; con voi-cặp nhông (con kỳ nhông). còn 'con vòi' chưa đối đc. Mà có lẽ đây mới là ý chính của 2 câu thơ đối! Chắc chắn TN nghiêng về tếu bác Quốc nên đối vậy.
    Để ý đến ngữ cảnh xuất hiện thơ đối: anh lính lạc 1 mình trong rừng thì lâm vào tình trạng 'con đòi' (2 chữ rất đắt và thâm, con voi chỉ là cái cớ).
    Khi tìm lại đc đơn vị, gặp lại anh em (tất nhiên có cả các em) anh ta sẽ ra sao? Vậy đối:
    Hai ta, hai tả, hai tà
    Em tê, em tể, em tề.
    PT: hai-một, em-con; con voi-em tê, em tê là em đã 'tê', lại là con tê tê, ; 'con vòi'-'em tề' (em tê như thế kia kìa).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hớn và Nam đối hay lắm, đặc biệt là Hớn với cặp Em_Con, Em_Tê, Em_Tề (theo nghĩa tê tái, tê tề...), phát huy tính thánh thót của giai điệu của câu đối. Mời các bạn K14 tiếp tục cùng tham gia giải câu đối, chắc chắn sẽ còn nhiều câu hay. Màn kịch hay đang ở phía trước...

      Xóa
    2. Hớn, Nam. Sau khi Hớn điều nghiên, thì Quốc mới hiểu thêm ngụ ý của câu đối: như vậy là còn Con Vòi nó vòi (đòi), mà nó mới chỉ thỏa mãn được phần nào... "Em Tê, Em Tể, Em Tề". Không biết Quốc đã đưa ra lời giải câu đối của tác giả được chưa (hết sức đơn giản và cục)

      Xóa