Hôm nay là ngày thi đầu tiên của các cháu Sĩ tử, mình xem trên báo thấy hai trường hợp thí sinh đi thi đại học thật đáng khâm phục. Đọc xong nhòe cả mắt Chúc cho hai cháu thi tốt
Nghị lực của thí sinh hỏng mắt, không chân, một tay
TPO – Vụ nổ bom khiến cậu bé Hồ Văn Lai (Gio Linh,
Quảng Trị) thành người tàn phế, không chân, còn một bàn tay biến dạng.
Nhưng ý chí học tập, ước mơ vào giảng đường đại học với Lai chưa bao giờ
tắt.
Lai trên xe lăn đến phòng thi. Ảnh Nguyễn Huy. |
Bố đẩy xe lăn đưa con đi thi
Sáng 4-7, tại Hội đồng thi THPT Trần Phú (TP Đà Nẵng),
Lai trên chiếc xe lăn được bố đẩy đến phòng thi. Cái nắng khiến khuôn
mặt cậu vã mô hôi. Đôi mắt ti hí (ảnh hưởng sau vụ nổ bom kinh hoàng)
ánh lên sự tự tin sau môn thi đầu tiên buổi sáng.
“Đề Toán năm nay khá khó nhưng em cũng làm được tám câu, hi vọng sẽ đạt 6 - 7 điểm”, Lai cười nói.
Ông Hồ Văn Hanh (52 tuổi), bố Lai bảo: "Cháu thức trắng
mấy đêm nay để ôn luyện. Đêm rồi, tôi động viên mãi để cháu chợp mắt,
thoải mái tinh thần cho môn thi đầu tiên. Không lành lặn như các bạn
khác, đặc biệt là tay phải bị biến dạng, tay trái cụt hoàn toàn, nên khả
năng viết của Lai bị hạn chế, nếu không cháu có thể làm nhanh hơn".
Tai nạn thương tâm
Đầu năm 2000, như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, Lai chạy chơi ở khu
vườn làng. Bất ngờ tiếng nổ vang lên kinh hoàng ngay chỗ Lai cùng đám
bạn. Mọi người may mắn thoát chết, còn Lai nằm ngất lịm giữa vũng máu
đầm đìa.
Hai chân Lai bị mảnh bom cắt cụt đến quá gối, tay trái
bị cứa đến quá khuỷu, tay phải mất một ngón…. Các bác sĩ tận tình cứu
sống Lai, nhưng tỷ lệ thương tật chiếm hơn 80%.
Hơn bốn năm trời, Lai xa trường, lớp học để đến các cơ
sở y tế để điều trị. Tưởng chừng cậu bé co cụm trong bế tắc, tuyệt vọng,
nhưng Lai gắng gượng luyện từng cử động, tay chân, rồi tìm cách học đi
xe lăn, tập viết trên đôi tay tật nguyền...
Lai và bố. |
Quyết tâm là "người thứ tư"
Năm học 2004-2005, Lai trở lại trường học (học cấp hai)
trước sự ngạc nhiên của bạn bè và thầy cô. Bốn năm sau, cậu học sinh
tật nguyên lập kỳ tích khi đỗ vào cấp ba trường THPT Lê Lợi (thị trấn
Đông Hà, Quảng Trị).
Trường học cách nhà gần 20km, nhiều lúc Lai tự mình lăn
xe đến trường. Xa nhà, cuộc sống tự lập, nhưng Lai không ngại khó,
quyết tâm học hành và đều đạt học sinh khá.
“Em mong có thể vào ngành CNTT để phù hợp với hoàn cảnh
của mình. Thời đại bây giờ máy tính phổ biển, công nghệ liên tục phải
cập nhật, nâng cao nên nhu cầu về ngành rất nhiều. Em không muốn và
không bao giờ để mình là kẻ vô dụng”, Lai nói.
Gia đình khó khăn, bố ngư dân, mẹ làm nông qua ngày,
nhưng cả nhà Lai có ba anh chị em tốt nghiệp đại học. Lai hi vọng mình
sẽ là người thứ tư.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong
chiều 4 - 7, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà
Nẵng cho biết, đang hướng dẫn thí sinh và gia đình làm đơn xin đặc cách
thi đại học. Theo ông, trường hợp của Lai đủ điều kiện đặc cách vào
trường (trên 80%). Khi hoàn chỉnh hồ sơ xong là Lai được đặc cách
|
Nguyễn Huy
Niềm tin nơi cuối con đường...
Cuộc sống của hai mẹ con vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng
Vân tâm sự dù khó khăn thế nào đi chăng nữa “em vẫn cứ tin hạnh phúc ở
cuối con đường...”. Và hôm nay, Vân cùng bạn bè bước vào kỳ thi ĐH.
Trong những ngày chuẩn bị thi đại học, Vân thường thức tới rạng sáng để ôn bài. |
Gặp lại Trần Ái Vân vào một buổi tối cách đây hai hôm,
tại một phòng trọ nhỏ ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM, tôi không còn cảm giác...
lo lắng như ba năm về trước. Lo vì trước đó Vân luôn “nhạy cảm” với
truyền thông và cũng vì “Vân rất tự trọng, không muốn ai thương hại
mình” như lời một cô giáo cho biết.
Tôi biết Vân từ năm 2009, khi tham dự lễ khai giảng của
Trường THPT Gia Định (TP.HCM). Hôm ấy, hình ảnh cô trò nhỏ ngồi xe lăn,
đôi tay teo tóp, cầm viết bằng miệng, chín năm liền đạt danh hiệu học
sinh giỏi... đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Tôi kể lại câu chuyện
về Vân trong một bài viết nhỏ đăng trên Tuổi Trẻ Online. Ngay sau đó, mẹ
Vân gọi điện thoại đến tòa soạn, trách “báo viết làm cháu khóc quá,
không chịu đi học” và mẩu chuyện bị gỡ xuống.
Biết Vân ngại báo chí, tôi vẫn âm thầm theo dõi việc
học, cuộc sống của mẹ con Vân qua một cô giáo ở trường. Khi thì nghe kể
từ khi Vân vào học ở trường, mẹ Vân phải đi theo, thuê một quán trà sữa
gần trường để vừa mưu sinh vừa tiện theo dõi việc học của con. Hằng
ngày, mẹ đưa Vân đến trường và cõng Vân lên lầu. Giữa giờ học phải
chuyển lớp, Vân được các bạn cùng lớp đưa đi. Lần khác, lại nghe kể Vân
vừa nhận được sự hỗ trợ từ một nhà hảo tâm ẩn danh đỡ đần thêm cho việc
học của Vân...
Mười tám năm qua, mẹ Vân, bà Trần Thị Thanh Hương (năm
nay 37 tuổi) chưa một ngày ngơi nghỉ để trang trải cho cuộc sống, thang
thuốc và việc học của con. Bà Hương kể mình đã làm đủ nghề từ phục vụ
khách sạn, bán trà sữa đến phiên dịch... để nuôi con. Hiện đang thất
nghiệp, chị cũng tính xin lái taxi để nuôi con. “Nhiều lúc đuối quá, tôi
muốn chết đi nhưng nghĩ ai sẽ lo cho con rồi lại đứng lên, cố gắng” -
bà Hương buồn buồn tâm sự. Những lúc như vậy, chính Vân lại là nguồn
động viên để bà vươn lên.
Từ nhỏ, cứ phải đi bệnh viện liên tục, gặp bác sĩ
thường xuyên nên Vân ước mơ sau này sẽ làm bác sĩ. Lớn lên một chút,
biết không thể thực hiện ước mơ ấy, Vân quyết tâm theo đuổi để trở thành
một tiến sĩ về hóa sinh. Ba tháng nay, hai mẹ con Vân ở tại một phòng
trọ thuê 2,5 triệu đồng/tháng... Vân đã cương quyết từ chối khi cô giáo
làm đơn xin đặc cách cho mình vào ĐH. Bởi Vân muốn vào ĐH bằng chính sức
học của bản thân.
Cuộc sống của hai mẹ con vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng
Vân tâm sự dù khó khăn thế nào đi chăng nữa “em vẫn cứ tin hạnh phúc ở
cuối con đường...”. Và hôm nay, Vân cùng bạn bè bước vào kỳ thi tuyển
sinh ĐH.
Hai mẹ con Vân tới phòng thi để làm thủ tục dự thi sáng 3-7. |
Bà Trần Thị Thanh Hương (mẹ Vân) đút cho con ăn và dặn dò con trước khi vào phòng thi . |
Vân và các bạn ngồi chờ ngoài hành lang trước khi vào phòng thi làm thủ tục dự thi sáng 3-7. |
Trần Ái Vân trong phòng làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Luật TP.HCM sáng 3-7. |
Vân ký tên vào danh sách thí sinh tham dự thi tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi, Q.4, TP.HCM của Trường ĐH Luật TP.HCM. |
Theo Hà Bình Ảnh: Thuận Thắng Tuổi trẻ
Bái fục các cháu! Bái fục nghị lực fi thường của các cháu dù bị tật nguyền! Càng fục, càng nể trọng các cháu càng thấy quá nhiều người quá lành lặn, quá thần tài mà kg viết đến 1 lời nhận xét!
Trả lờiXóaSao bác lại lợi dụng các cháu để công kích người khác thế, bái phục bác quá!
Trả lờiXóaChauky dùng chữ 'công kích' e nặng lắm ru! Nên thay bằng 'khích tướng' thôi KC ạ.
Xóa