(Nhân dịp SN
lần thứ 90 của mẹ tôi
Tại Trường yên thôn, Võ liệt
xã, TC huyện, NA tỉnh)
Ơn trời nay cụ tôi Chín mươi
Tính tình hay chuyện, nói vui
cười
Truân chuyên từng trải khôn
kể xiết
Nay đàn con cháu khắp mọi nơi
Thưa mẹ chúng con báo ân đời
Lòng mẹ hằn sâu tim chúng tôi
Tấm gương mẫu mực soi sáng
mãi
Ơn mẹ tựa trời với biển khơi
Nhớ lại ngày xưa chuyện khổ
đau
Góa bụa nuôi con trong nỗi
sầu
Chèo lái con thuyền nay cập
bến
Vượt cả thác ghềnh lẫn biển
sâu
Muôn đời gian khó chuyện mưu
sinh
Lặn lội khắp nơi để học hành
Mưu cầu hạnh phúc cùng thiên
hạ
Góp sức mong sao được Thái
bình
Thay mặt con cháu khắp nơi
nơi
Chúc mẹ sống lâu khỏe muôn
đời
Để làm nơi tựa cho con cháu
Tiếp bước tấm gương mãi sáng
ngời
Xin đội ơn Trời với Tổ tiên
Phù hộ chúng con khắp mọi
miền
Mưu sinh học tập trên thế
giới
Cầu cho cuộc sống: VƯỢNG,
BÌNH YÊN
Xin cám ơn nhiều khách đến
chơi
Trò chuyện, trầu cau vang tiếng
cười
Bớt chút thời gian vàng ngọc
hiếm
Động viên khích lệ gia đình
tôi
Trường yên,Võ liệt, TC, NA
6 Giêng Tân Mão (08.01.2011)
H T
Những ngày nay cả nước đang sôi nổi làm lễ tri ân các anh hùng Liệt sỹ nên vốn đã nhớ nhà, nhớ mẹ, tôi lại càng nhớ và nghĩ về mẹ nhiều - người đã hy sinh cả tuổi xuân vì con cái để anh em chúng tôi có được ngày hôm nay.
HT
Xin phép trích đoạn trong tác phẩm Bông Hồng Cài Áo của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh để chia sẻ cùng Hoàng Trinh.
Trả lờiXóa... Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!
Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
....
Đoạn trích của bác Quốc trên tuyệt vời quá. Bằng cách diễn đạt khác với thông lệ Thiền Sư đã nói lên tất cả nghĩa làm con. Mặc dù có thể mọi người đều đã biết, nhưng tiện đây xin trích Văn Tế Họ:
Trả lờiXóaTRÍCH VĂN TẾ HỌ NGUYỄN
Công Tiên Tổ tô bồi thuở trước
Tưởng Tiên Linh nhờ phước người xưa (tưởng = tưởng nhớ)
Công lao trải mấy nắng mưa
Lập nên sự nghiệp kế thừa đến nay.
Ơn cao cả như cây Núi Thái
Nghĩa bao la như nước Biển Đông
Khó khăn nào có quản công
Cơ đồ hưng thịnh non sông vững bền.
Con với cháu kế truyền mãi mãi
Hiếu với Trung tiếp nối đời đời
Làm sao đúng mực Con Người
Nên trang lịch sử, nên người nghĩa nhân.
Trai xứng đáng học hành chăm chỉ
Gái giữ gìn tính nết đoan trang.
Nhân ngày Tổ Kỵ thu thường
Cầu ơn Tiên Tổ mười phương chứng lời.
Nguyện gia hộ cho đời hưng thịnh
Nguyện phước từ nối cảnh bình an.
Ơn xưa Tổ Đức gia quang
Đến nay dòng dõi vẻ vang lưu truyền.
Phò trì chi gia huệ giã!
(tất cả con cháu chút chít dâu rể) Cẩn cáo !
Hớn làm được cả thơ văn tế, thật tài tình - BÁI PHỤC
XóaĐâu có bác ơi! Lần trong Văn cúng đấy chứ. Tự làm sao hay, thấm thía đc như vậy. Tôi trích bài Văn cúng này mà quên chưa nói rõ: Ai cũng vậy thôi, nhớ công lao to lớn Mẹ Cha luôn gắn liền với kỵ cụ ông bà (4 đời) và xa hơn nữa là Tổ Tiên. Chim có tổ, người có gốc là thế. Đó là mục đích bài trích trên.
Xóa