3 thg 9, 2012

Ngành ngân hàng đang đi ngược lại lịch sử

Sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngành ngân hàng chỉ có duy nhất là: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đến năm 1956 tức là sau ngày cải cách ruộng đất do yêu cầu phát triển miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu thuẫn cho cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, Đảng và nhà nước ta quyết định thành lập ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hệ thống từ trung ương đế tỉnh thành và quận huyện, còn ngân hàng kiến thiết Việt Nam chỉ có từ trung ương đến tỉnh thành. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý tiền bạc (tiền Việt và ngoại tệ), cấp phát vốn theo kế hoạch của bộ tài chính sau khi đã được nhà nước phê chuẩn và hoạt động tín dụng (cho vay và nhận tiền gửi). Còn ngân hàng kiến thiết Việt Nam làm nhiệm vụ trung gian giữa tài chính và ngân hàng về mặt quản lý vốn về đầu tư xây dựng cơ bản, vì trong giai đoạn từ năm 1956 đến 1960 nhà nước xây dựng rất nhiều công trình lớn: Đại thủy nông Bắc Hưng Hải, nhà máy trung qui mô Hà Nội, dệt Nam Định, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nhà máy điện Vinh, đường sắt Hà Nội - Vinh và biết bao trường đại học trong đó có trường ĐHBKHN. Ngân hàng kiến thiết Việt Nam có ba nhiệm vụ chính : Nắm được nghiệp vụ tài chính, nghiệp vụ dự toán kinh phí công trình và kế hoạch cấp phát vốn. Có nghĩa là mỗi công trình chỉ được ứng tiền và thanh quyết toán từ NHNNVN khi có văn bản quyết định của NHKTVN. Nhờ cơ cấu tổ chức đó của ngành ngân hàng đã chặn được sự "móc ngoặc" giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công, bảo vệ đồng vốn của nhà nước khi xây dựng các công trình. Suốt mấy chục năm chiến tranh chống Mỹ  với cơ cấu gọn nhẹ, tinh giảm của ngành ngân hàng Đảng và nhà nước ta vẫn thực hiện tốt đệp nhiệm vụ xây dựng CNXHMB, chi viện đắc lực cho miền Nam, đánh tan âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Việc chi viện cho miền Nam ngoài huyết mạch thông qua đường Trường Sơn vĩ đại, Đảng và Bác Hồ còn giác ngộ cách mạng cho các nhà tư sản Việt kiều ở nước ngoài  như Thái Lan, Cam pu-chia  và một số nước ở Đông Nam Á khác nhờ các nhà tư sản này họ có quan hệ mua bán với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mà họ chuyển được vũ khí đạn dược, xăng , dầu, thuốc men kể cả ngoại tệ mạnh cho quân giải phóng miền Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc 30/04/1975 trong thắng lợi của toàn dân tộc có sự góp công không nhỏ của ngành ngân hàng tài chính. Chắc chúng ta còn nhớ: Bác hồ đã chọn bộ trưởng bộ tài chính Phan Anh, Đặng Việt Châu rồi thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam - Hoàng Anh, các bộ trưởng đó là những người rất giỏi về trình độ chuyên môn và rất tâm huyết với nhiệm vụ của dân tộc.
Đến năm 1985 tiến sĩ Nguyễn Duy Gia được bổ nhiệm làm thống đốc NHNNVN  vừa ngồi chưa nóng ghế vị này đã đề nghị thành lập 3 ngân hàng chuyên doanh và đã được phê chuẩn đó là:
      1- Ngân hàng  ngoại thương Việt Nam
      2 -Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
      3 -Ngân hàng công thương Việt Nam
Xóa bỏ ngân hàng kiến thiết Việt Nam bằng cách sáp nhập vào NHNN, hoặc xé lẻ ra các ngân hàng chuyên doanh vừa mới thành lập. Bốn  năm sau một số cán bộ cũ của ngành kiến thiết Việt Nam họp lại để trình chính phủ thành lập lại ngân hàng kiến thiết lấy tên là ngân hàng BIDV chức năng lúc này chủ yếu là hoạt động tín dụng còn phần quản lý vốn xây dựng cơ bản chủ yếu giao cho các bộ tự quản lý lấy.
Sau một thời gian hoạt động một loạt ngân hàng cổ phần khác ra đời: Ngân hàng quân đội, ngân hàng ACB, ngân  hàng Phương Nam, ngân hàng Đông Á..... Đến nay chỉ còn duy nhất ngân hàng Việt Nam là của nhà nước còn toàn bộ la cổ phần. Sự thoái trào của ngành ngân hàng được bắt đầu từ ngày thành lập ngân hàng chuyên doanh: Phạm Nhật Hồng giám đốc NNNT hiện đang thụ án tù trung thân, BIDVHai phòng nhận tiền hối lộ đã bị bắt, công ty cho thuê tài chính của NHNN vừa bị khởi tố, Giám đốc NHACB vừa bị bắt giam. Các cổ đông cùa ngân hàng cổ phần thử hỏi là những thành phần nào? Người lương thiện chân chính liệu có tiền tham gia cổ đông hay  không? Hoặc nói cách khác sân sau của các ngân hàng cổ phần là những ai?Những người đó có quyền cao chức trọng hay là những người nông dân và công nhân? Đồng tiền của nhân dân được NHNN  quản lý chạy vào các công ty nhà nước( Vinashin), vào các công trình trọng điểm của quốc gia rồi vào túi quan tham nhũng , quan tham nhũng lại tham gia cổ đông ở ngân hàng cổ phần, ngân hàng cổ phần làm thất thoát vốn gọi là nợ xấu, NHNN lại mua lại nợ xấu cho các ngân hàng cổ phần tức là bảo toàn lại đồng vốn cho cổ đông, cho những kẻ tham nhũng.
Đất nước ta nghèo người lao động cực khổ mất đất, mất nhà, gian nan vạn chuyện.

1 nhận xét:

  1. Tư liệu của Nam e rằng thiếu chính xác: năm 1975, lúc đó Q. là cán bộ mặt hàng tại Tổng công ty XNK Máy, đã xử lý các chứng từ thanh toán giữa các đơn vị xuất nhập khẩu trong nước với các đối tác nước ngoài thông qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcom Bank). Vì vậy, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải được thành lập trước cả năm 1975, chứ không thể là năm 1985 được.

    Trả lờiXóa