honngv: Làm KH chẳng nhẽ kg đọc bài này. Thôi thì đọc cho vui, cho biết, âu cũng chỉ là tham khảo. Mình vốn CT ở 1 viện lớn của QĐ cũng tình trạng thế mà thôi !
Năng suất khoa học của Viện KHCN
Que Diêm Pb
Có bao giờ bạn tự hỏi Viện hàn lâm KHCN có ngân sách là bao nhiêu,
có bao nhiêu nhân viên, và họ làm được gì? Bài báo dưới đây (1) cung cấp
cho chúng ta vài con số trả lời những câu hỏi đó. Nhưng những con số
này lại đặt ra vài câu hỏi khác.
Về nhân sự, Viện có hơn 4000
người, trong số đó 2419 người là "biên chế" (tôi không rõ từ này lắm).
Tuy nhiên, trong số đó, Viện có 877 tiến sĩ, 152 phó giáo sư, và 41 giáo
sư. Như vậy, có thể nói "lực lượng" khoa học của Viện là 1070 người. Tôi không rõ số còn lại 1349 người thuộc diện nào, nhưng đó là một con số không nhỏ.
Về ngân sách, năm 2014 Viện có ngân sách 919 tỉ đồng, tức tính ra là 46
triệu USD. Không rõ con số này được chi cho khoản nào, nhưng chắc chắn
lương bổng chiếm phần lớn. Tính trung bình, ngân sách cho mỗi người
trong biên chế là 19016 USD, một con số không hề thấp.
Về đầu ra, năm 2014 Viện báo cáo là công bố được 2.074 bài báo khoa học, nhưng số bài báo quốc tế là 803 bài. Thật ra, rất khó nói "bài báo quốc tế" ở đây có nghĩa là gì, vì có thể kể cả những bài trên những tập san đáng nghi ngờ dỏm như trong nhóm SCIRP. Trong thực tế, số liệu của Web of Science cho thấy tính từ 2010 đến 2014, Viện chỉ công bố được 1332 bài trên các tập san ISI (2), tức trung bình 266 bài mỗi năm.
Một thống kê khác cho biết năm 2014 Viện đăng kí được 3 bằng sáng chế. Nhưng chắc là bằng sáng chế ở VN, vì năm 2014 VN chỉ có 1 bằng sáng chế duy nhất được USPTO (Mĩ) cấp cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Con số bài báo khoa học phải đặt trong bối cảnh 1070 giáo sư, tiến sĩ thì mới có ý nghĩa. Hãy rộng lượng cho rằng mỗi năm Viện công bố được 300 bài trên các tập san ISI, thì tính trung bình phải 3.5 giáo sư tiến sĩ mới có 1 bài. Hay nói cách khác, mỗi giáo sư tiến sĩ chỉ công bố được 1.2 bài trong vòng 5 năm. Năng suất như thế là thấp quá. Khó có thể nói năng suất thấp là do không đầu tư, vì mỗi năm Nhà nước chi đến 46 triệu USD, và số đó chưa kể tài trợ của NAFOSTED.
====
(1) http://www.ngaynay.vn/Can-bo-khoa-hoc-chu-chot-cua-Viet-Nam…
(2) Số liệu trích từ Web of Science của ISI, tính từ 2010 đến 2014 (chưa đầy đủ), và con số của Viện KHCN được tính từ những bài báo có địa chỉ VIETNAM ACAD SCI TECHNOL, VAST, VIETNAMESE ACAD SCI TECHNOL, v.v.
Về đầu ra, năm 2014 Viện báo cáo là công bố được 2.074 bài báo khoa học, nhưng số bài báo quốc tế là 803 bài. Thật ra, rất khó nói "bài báo quốc tế" ở đây có nghĩa là gì, vì có thể kể cả những bài trên những tập san đáng nghi ngờ dỏm như trong nhóm SCIRP. Trong thực tế, số liệu của Web of Science cho thấy tính từ 2010 đến 2014, Viện chỉ công bố được 1332 bài trên các tập san ISI (2), tức trung bình 266 bài mỗi năm.
Một thống kê khác cho biết năm 2014 Viện đăng kí được 3 bằng sáng chế. Nhưng chắc là bằng sáng chế ở VN, vì năm 2014 VN chỉ có 1 bằng sáng chế duy nhất được USPTO (Mĩ) cấp cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Con số bài báo khoa học phải đặt trong bối cảnh 1070 giáo sư, tiến sĩ thì mới có ý nghĩa. Hãy rộng lượng cho rằng mỗi năm Viện công bố được 300 bài trên các tập san ISI, thì tính trung bình phải 3.5 giáo sư tiến sĩ mới có 1 bài. Hay nói cách khác, mỗi giáo sư tiến sĩ chỉ công bố được 1.2 bài trong vòng 5 năm. Năng suất như thế là thấp quá. Khó có thể nói năng suất thấp là do không đầu tư, vì mỗi năm Nhà nước chi đến 46 triệu USD, và số đó chưa kể tài trợ của NAFOSTED.
====
(1) http://www.ngaynay.vn/Can-bo-khoa-hoc-chu-chot-cua-Viet-Nam…
(2) Số liệu trích từ Web of Science của ISI, tính từ 2010 đến 2014 (chưa đầy đủ), và con số của Viện KHCN được tính từ những bài báo có địa chỉ VIETNAM ACAD SCI TECHNOL, VAST, VIETNAMESE ACAD SCI TECHNOL, v.v.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét