Tháng 3.2009 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng
ngoại giao Trung Quốc với Bộ trưởng ngoại giao Myanmar ký bản thỏa thuận song
phương về việc xây dựng đập thủy điện trên sông Irrawaddy. Thực ra siêu dự án
này được “mang thai” từ tháng 4.2005 giữa tướng Than Shwe, người đứng đầu chế
độ quân phiệt hà khắc của Myanmar thời đó, với “đồng chí” Hồ Cẩm Đào trong cuộc
gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh Á-Phi.
Sông Irrawaddy hội đủ 3 cái nhất:
dài nhất, lưu vực lớn nhất, lưu lượng nước lớn nhất trong tất cả các con sông
của Myanmar .
Đại dự án thủy điện này khởi công từ tháng 11.2009. Phía Trung Quốc ôm trọn từ
thiết kế, thiết bị, nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư, lợi nhuận… Tổng mức đầu tư
cho dự án lên đến 3,6 tỉ USD. Sau khi đập thủy điện hoàn thành sẽ có hơn 765
km2 bị ngập nước quanh năm. Hơn 10.000 người dân đã phải di dời trước sự cưỡng
bức của lực lượng quân đội. Trong khi đó, tại thời điểm nóng nhất, gần 40.000
công nhân Trung Quốc có mặt tại công trình này.
Theo thỏa thuận đã được 2 bên ký
kết, dự án thủy điện sẽ bàn giao cho Myanmar sau 50 năm do Trung Quốc trực tiếp
quản lý và vận hành. Hơn 15% lợi nhuận từ dự án được chia cho “thuộc địa” Myanmar , còn
lại Trung Quốc xơi tất. Nguồn điện năng được chia làm 2 phần, hơn 90%chuyển
sang Trung Quốc, gần 10% để lại cho “bản xứ” Myanmar . Khen cho Trung Quốc khéo
phỉnh. Bất công đến mức ấy mà vẫn làm cho đối tác mê muội ký vào thỏa thuận.
Số phận đại dự án thủy điện đã thay
đổi theo sự “đổi đời” thể chế chính trị tại Myanmar . Sau khi trở thành tổng
thống của quốc gia dân chủ Myanmar ,
ông Thein Sein quyết xem xét lại dự án thủy điện bằng cách để cho người dân
công khai bày tỏ ý kiến. Câu trả lời từ lòng dân trở thành sức mạnh phi thường:
hơn 90% người dân được hỏi phản đối dự án thủy điện. Ngày 30.9.2011, phát biểu
trước Quốc hội, tổng thống Thein Sein dõng dạc tuyên bố đình chỉ xây dựng dự án
thủy điện.
Quyết định của người đứng đầu Myanmar hợp
lòng dân, thực sự dựa vào dân. Phía Trung Quốc không những bất ngờ mà còn phát
khùng khi người đứng đầu Myanma tuyên bố đình chỉ dự án.
Tuyệt vời bản lĩnh mang thương hiệu Myanmar .
Nể phục người dân Myanmar mười
phần. Một trăm phần kính phục xin nhường cho người đứng đầu quốc gia này.
Chơi với Trung Quốc phải có bản lĩnh
như Myanmar .
Bá Tân
( Trannhuogn.com )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét