26 thg 5, 2014

Hà Nội mùa vắng những cơn mưa


2014-05-26
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội.

“Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” cũng là tên một ca khúc của nhạc sĩ Trương Quí Hải viết về vẻ đẹp Hà Nội theo những mảnh rời ký ức, hoài niệm và thực tại trong mối giao thoa của không gian, thời gian của phố và người Hà Nội. Trong những ngày gần đây, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội. Đặc biệt, không khí đang nóng lên trong bối cảnh nước Nga đứng về phía Trung Quốc và bênh vực cho Trung Quốc về vấn đề xâm chiếm biển Đông, đặc biệt, bài báo mới nhất: “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” của tác giả Dmitri Kosyrev đăng trên trang nhất của hãng tin RIA Novosti càng làm cho Hà Nội trở nên nóng bức, ngột ngạt bởi sự phản kháng và thất vọng của nhân dân.

Hà Nội nóng bức, ngột ngạt

Một nhà văn ở phố Khâm Thiên, Hà Nội, chia sẻ: “Căng lắm! Mới đây có cái bài của thằng Dmitri Kosyrev sinh năm 1955 của báo Novosti ấy, nó viết rất bậy về Việt Nam. Nó nói Việt Nam như là Crume, Ukraine của Nga vậy, bố láo, làm gì có chuyện đó! Một là nó bẻ cong, hai là nó có một vấn đề là sau khi Nga bị Mỹ và Châu Âu cấm vận thì Nga quay lưng lại Châu Âu đã chuyển sang Trung Quốc, có thể hiểu là Nga đã đổi gió. Nga và Tàu khựa mà cấu kết lại với nhau là đã được tính trước. Quá nguy hiểm khi mà tất cả những bí mật quân sự của mình, khí tài của mình đều do Nga cung cấp hết.”

Theo nhà văn này, thành phố Hà Nội mấy ngày gần đây trở nên nóng bức và ngột ngạt không thể tả. Sự ngột ngạt này ngoài nguyên nhân thời tiết còn do yếu tố tâm lý gây nên. Phần đông những người trí thức, người có hiểu biết và chịu suy nghĩ về hiện tình đất nước trước nạn ngoại xâm đều thấy lo âu, buồn bã và hoang mang.
Vấn đề là sau khi Nga bị Mỹ và Châu Âu cấm vận thì Nga quay lưng lại Châu Âu đã chuyển sang Trung Quốc, có thể hiểu là Nga đã đổi gió. Nga và Tàu khựa mà cấu kết lại với nhau là đã được tính trước. Quá nguy hiểm khi mà tất cả những bí mật quân sự của mình, khí tài của mình đều do Nga cung cấp hết
Một nhà văn ở phố Khâm Thiên
Bởi dù sao chăng nữa, thời thơ ấu của ông và thế hệ ông ở Hà Nội cũng gắn liền với tờ báo RIA Novosti lúc đó, người ta thường gọi là báo Liên Xô, in bằng giấy bóng, có hình màu và cách thiết kế, trình bày rất đẹp mắt. Tờ báo đó cùng những hình ảnh của nó khiến cho ông luôn tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô xa xôi và ao ước khi lớn lên sẽ được một lần ghé chân đến nước Liên Xô đàn anh xã hội chủ nghĩa, thiên đường Cộng sản của thế giới.

Thế rồi càng lớn lên, ông càng nhận ra Liên Xô cũng chẳng có gì là một thiên đường, tờ báo Liên Xô lúc tuổi thơ chỉ là một kỉ niệm đẹp ông dùng để bao vở, gói sách. Mỗi khi nhìn thấy nó, một khoảng trời tuổi thơ lại hiện về với tiếng tàu diện leng keng, phố cở nghèo nàn và thiên đường gói gọn trong tờ báo giấy láng. Mãi cho đến vài ngày trước đây, cái tên tờ báo này lại hiện ra với một bài viết hết sức bất ngờ, làm ông đi từ thất vọng sang tuyệt vọng.

Bài báo của RIA Novosti bị lên án mạnh mẽ. (baodatviet.vn)
Bài báo của RIA Novosti bị lên án mạnh mẽ. (baodatviet.vn)

Ông thất vọng về cái gọi là đàn anh Liên Xô một thuở và ông tuyệt vọng khi nhìn thấy Trung Cộng xâm lăng Việt Nam trong khi đó, Liên Xô lại bắt tay với Trung Cộng và đưa ra luận điệu Việt Nam là một Ukraine của Trung Quốc. Bài báo vừa mang tính bành trướng đại Hán, vừa phủi sạch tình anh em Việt Nam – Liên Xô lại vừa kích động chủ nghĩa bành trướng Á Đông.

Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này, Việt Nam vốn không có bất kì nước nào là liên minh quân sự, phe trục, chỉ dựa vào Nga và Trung Quốc, bây giờ Trung Quốc xâm chiếm, Nga đứng vỗ tay và đồng tình với sự xâm chiếm của Trung Quốc thì Việt Nam chẳng khác nào một trái bóng ném trong tay của họ. Ông cảm thấy quá buồn và tuyệt vọng cho tương lai con em Việt Nam.

Và điều này cũng nói lên rằng khối Cộng sản chưa bao giờ tôn trọng những khế ước của nó. Tất cả những mỹ từ như ‘Cộng sản Quốc tế’ hay ‘Quốc tế Cộng sản’ đều cho thấy chỉ là kiểu nói đẩy đưa để qui mọi thứ tài nguyên của thế giới về một mối, trong đó có tài nguyên sức người và tài nguyên thiên nhiên. Những đàn anh Cộng sản, suy cho cùng cũng chỉ là những tên buôn lợn có số má và đầy mưu mô, xảo quyệt. Họ có thể đạp lên danh dự và lương tri con người để đạt mục đích.

Chỉ vì mới bị Mỹ và các nước Châu Âu li khai, Nga đã nghĩ ngay đến thị trường hơn một tỉ rưỡi người ở Trung Quốc và sẵn sàng chà đạp lên mối quan hệ quốc tế mấy chục năm nay với đàn em Việt Nam. Và cách hành xử của Nga cho thấy Nga vẫn còn chìm đắm trong thứ tư duy Cộng sản độc tài và bá quyền, vừa xâm chiếm Ukraine lại vừa cổ vũ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam. Không còn gì đáng sợ hơn những loại tư tưởng tàn nhẫn này.
Trung Quốc hung hăng không những với Việt Nam, khu vực mà cả trên thế giới nữa, lâu nay, đặc biệt là những năm trở lại đây, cái bài báo đó kích động cực cao và nguy hiểm. Hình ảnh Trung Quốc lâu nay đang nằm trong phạm vi hình ảnh của chủ nghĩa bành trướng, ác tặc như muốn biến thế giới thành nô lệ của mình
Một nhà giáo
Chủ nghĩa bành trướng bệnh hoạn

Một nhà giáo ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, chia sẻ: “Thật là rối loạn, tức là kích động chiến tranh. Nó làm cho con người nhất là những người đang có thể có gì đó hung hăng, những người Trung Quốc hung hăng không những với Việt Nam, khu vực mà cả trên thế giới nữa, lâu nay, đặc biệt là những năm trở lại đây, cái bài báo đó kích động cực cao và nguy hiểm. Hình ảnh Trung Quốc lâu nay đang nằm trong phạm vi hình ảnh của chủ nghĩa bành trướng, ác tặc như muốn biến thế giới thành nô lệ của mình. Chủ nghĩa bành trướng và sự tàn bạo.”

Theo vị nhà giáo này, ông cảm thấy mình đang sống trong một thế giới bệnh hoạn mà căn bệnh này đã di căn trên toàn cơ thể của nó, khó có cơ may cứu vãn. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy căn bệnh này khó mà cứu vãn là sự sủng bái thái quá những thần tượng vốn là lãnh tụ Cộng sản, từ Lê nin cho đến Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh và Fidelcastro… Tất cả những lãnh tụ này đều được thánh hóa và biến thành lá bùa hộ mệnh của chế độ.

Mà sự nguy hiểm tột cùng trong cuộc sống lại nằm ở điểm này, nghĩa là khi các thần tượng này lên ngôi và chính thức được thánh hóa, họ nghiễm nhiên trở thành mẫu mực, chuẩn mực chung, những hành động nhỏ nhất của họ cũng được phù phép thành vĩ đại và lấy làm tấm gương cho mọi thế hệ. Chính vì thế, sự lựa chọn tư tưởng của họ dẫu có độc tài vẫn là chuẩn mực của quốc gia, dân tộc. Và những gì liên quan đến họ đều có tính tiên phong, lãnh đạo, vô tiền khoáng hậu.

Bởi vì quá sai lầm và bệnh hoạn trong lựa chọn hệ thống mà những lãnh tụ Cộng sản các nước đàn anh tiếp tục nghĩ ra khái niệm Quốc tế Cộng sản nhằm thu về một mối. Đương nhiên là những lãnh tụ của các nước đàn anh này phải có máu bành trướng và ôm mộng hoàng đế dưới lớp vỏ lãnh tụ quốc tế, chuyên chính vô sản. Sự tan vỡ của khối Cộng sản Đông Âu là một bước tiến của lịch sử, tuy nhiên, những mầm mống độc tài và ôm mộng hoàng đế thế giới vẫn còn âm ỉ cháy trong các con cháu của họ.

Mãi cho đến khi Liên Xô đã là nước giải trừ chủ nghĩa Cộng sản thì một tổng thống Nga với tiền nhân là bộ sậu Trung ương Cộng sản đã ngang nhiên sáp nhập Ukraine vào lãnh thổ Nga mặc dù người dân nước này không muốn thế. Và chưa dừng ở đó, những người Nga nuôi mộng bành trướng thế giới tiếp tục vỗ tay cổ động cho một nước bành trướng khác là Trung Quốc với luận điệu trước đây 2000 năm, Việt Nam vốn là của Trung Quốc.

Với vị thầy giáo này, chưa bao giờ Hà Nội trở nên nóng bức, ngột ngạt như thời điểm hiện nay, bởi vì Hà Nội là trung tâm của chuyên chính vô sản hiện đại và là một thủ đô có diện tích cũng như thân phận chính trị quá nhỏ nhoi trong khối Cộng sản hiện đại. Không có gì đáng sợ hơn nếu như suy nghĩ bệnh hoạn của một tay nhà báo Nga lại trở thành hiện thực, Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Quốc. Điều đó chẳng khác nào nhốt tù thập thể quốc dân Việt Nam.

Hơn bao giờ hết, Hà Nội cần một cơn mưa làm mát lòng người, cơn mưa của dân chủ và tiến bộ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét