honngv: Lần lại ký ức câch đây tròn bốn
mươi lăm năm, những ngày tháng 9 năm 69 của thế kỷ trước ấy, trong chúng ta –
những học sinh trắng trong từ mọi miền đất nước về Thủ đô Hà Nội để tựu trường –
mỗi người mỗi cảnh, ai chẳng bồi hồi, xao xuyến bởi những kỷ niệm với bạn bè,
cảnh vật.
Blog k14vt có người bạn là Nguyễn Thành Sự (Xem Ký ức Nguyễn Thành Sự) - bạn học thời cấp III với Nguyễn Quang Thạch k ta. (Cũng nhờ đọc blogk14vt mà 2 “tên” này tìm lại được nhau !). Đọc thông tin chuẩn bị cho ngày gặp mặt tới – 19/10/2014 - của k14vt, vốn trời phú cho trí nhớ “siêu phàm”, tình lại láng lây nên Thành Sự không ra ngoài quy luật ấy.
Với dọng văn chân thực, mộc mạc, qua Email gửi cho honngv, Nguyễn Thành Sự đã kể lại những kỷ niệm với người bạn của mình và những ngày tựu trường hào hứng ấy.
Nhân ngày họp mặt sắp tới, xin trân trọng giới thiệu cùng toàn thể anh chị em k14vt và cả k14 toán lý nữa.
Nhằm giữ nguyên tính bản thiện, mộc mạc, thân mật vốn có, honngv để nguyên cách xưng hô của tác giả (như ý của Trần Quang Ngân).
Thật lòng gửi lời cảm ơn Nguyễn Thành Sự - người lấy “ biệt danh” “Phó thường dân 2” – và mong được hội ngộ cùng chúng tôi vào ngày 19 tới.
Blog k14vt có người bạn là Nguyễn Thành Sự (Xem Ký ức Nguyễn Thành Sự) - bạn học thời cấp III với Nguyễn Quang Thạch k ta. (Cũng nhờ đọc blogk14vt mà 2 “tên” này tìm lại được nhau !). Đọc thông tin chuẩn bị cho ngày gặp mặt tới – 19/10/2014 - của k14vt, vốn trời phú cho trí nhớ “siêu phàm”, tình lại láng lây nên Thành Sự không ra ngoài quy luật ấy.
Với dọng văn chân thực, mộc mạc, qua Email gửi cho honngv, Nguyễn Thành Sự đã kể lại những kỷ niệm với người bạn của mình và những ngày tựu trường hào hứng ấy.
Nhân ngày họp mặt sắp tới, xin trân trọng giới thiệu cùng toàn thể anh chị em k14vt và cả k14 toán lý nữa.
Nhằm giữ nguyên tính bản thiện, mộc mạc, thân mật vốn có, honngv để nguyên cách xưng hô của tác giả (như ý của Trần Quang Ngân).
Thật lòng gửi lời cảm ơn Nguyễn Thành Sự - người lấy “ biệt danh” “Phó thường dân 2” – và mong được hội ngộ cùng chúng tôi vào ngày 19 tới.
Thằng Thạch và tôi nhập trường
Ông cháu Ng. Thành Sự hôm nay. |
Thấy các bác ở VTD14 rậm rịch
gặp nhau mà lòng tôi cũng thấy nao nao. Có bác “Nông Phu” chủ “thớt” K14 có biệt danh là PTD còn lo lắng cho
tương lai nữa, làm tôi càng thèm ! Nhưng đừng lo bác nông phu ơi, các cụ CCB đến
hơn 80 tuổi, già cốc đế đại vương còn họp mặt được hàng năm cơ mà. Các bác hãy
còn trẻ chán, hơn nữa vẫn còn có người cầm chịch tổ chức được như vậy chắc cũng
kéo được vài trận nữa, tôi phát thèm khi mấy ngày qua các bác rậm rịch để tụ
hội, bên tôi còn chưa gặp được nhau đây !
Tôi có thằng bạn là Thạch học ở khoa các bác, nó học với tôi cả 3 năm cấp 3 nơi sơ tán. Nó là cán sự Đại Số, đội trưởng đội văn nghệ của lớp, đội trưởng Sao Đỏ của trường. Cuối học kỳ 1 lớp mười nó kết nạp bổ sung tôi vào làm đội viên Sao Đỏ, cũng nhờ đó mà tôi làm quen được một bạn lớp dưới sau này là vợ tôi. Nhớ lại cái hôm cách đây 45 năm, trước ngày Bác Hồ mất, thằng Thạch đến nhà tôi, nó đạp xe từ Hà Nội lên, mặt hớt ha hớt hải, gặp tôi nó thốt lên “các cô ở cơ quan ba tao nói đáng lẽ tao được đi Tây, nhưng có đứa đã chen ngang rồi, còn mày có tin gì chưa?”. Trong khi tôi vẫn bình chân như vại chờ, mà chẳng biết chờ cái gì, rồi nó nói tiếp “tao và mày thuộc diện bộ quản lý, nên phải về Hà nội mà xem”. Thế rồi tôi cũng lại hớt hải như nó về Hà nội vài ba lần. Cuối cùng 2 thằng đều có tên trong danh sách, chờ giấy gọi đi Bách Khoa. Úi giời! mừng ơi là mừng. Khoảng 10/9/1969 sau khi đã có giấy gọi, theo lời nó chỉ dẫn tôi xuống nhà nó ở cuối đường Đội Cấn hình như số 215 thì phải, rồi ở luôn nhà nó cho đến ngày tựu trường. Ở nhà nó chẳng có ai, ba nó đang ở Liên xô chữa mắt, chị nó đang ở trường Nông nghiệp, còn má nó cũng không thấy. Được vài hôm, đến ngày tựu trường, hình như là 15/9 thì phải. Nhớ lại sáng đó, thằng Thạch đèo tôi (xe đạp nhé, hồi đó làm gì có bình bịch), thằng Thạch nhà ta phóng vèo vèo, đến quãng ngã tư Cát Linh, Hàng Bột, xe cộ đông đúc, nó lượn bên này rồi tránh bên kia. Tôi ngồi sau như con sâu róm vừa ưỡn thẳng người ra như cái đòn gánh, thì lại gập người lại để giữ thăng bằng, hồi đó ta ngồi xe về 1 bên như phụ nữ ngồi sau xe máy ngày nay, chứ không ngồi kiểu dạng... háng như bây giờ. Nếu nó lượn thêm vài cái nữa là tôi đã văng vào vỉa hè. Cậu chàng đi theo Hàng Bột, qua Khâm Thiên rồi quẹo phải theo đường Nam Bộ thẳng tiến. Khi đi qua bên ngoài cái cổng cong, mà sau này tôi biết đó là cổng Parabol, thằng Thạch vẫn một mạch hướng về phía bệnh viện Bạch Mai, tôi nhìn cái cổng hình cong, mình biết đây là cổng ĐHBK rồi nhưng bụng bảo dạ chắc cái cổng này uy nghiêm lắm nên thằng này đi theo cổng phụ chăng. Nhìn lên cái cầu thang dích dắc thấy mấy anh chị đang đứng dựa lan can ngắm phố. Từ bé tôi đã biết vị trí các trường đại học ở khu này, vì nhà tôi gần đây. Tôi cứ lặng yên, trong đầu nghĩ, chắc thằng Thạch rành hơn tôi về các thủ tục giao tiếp. Khi tới cổng đại học Kinh tế Kế hoạch, 2 thằng tôi xuống xe qua cổng. Lúc này tại cổng tôi thấy có mấy sĩ tử cũng ba lô, túi xách đi vào, tôi hí hửng chắc là ở đây rồi. Mới lên xe đi được khoảng chục mét, bác bảo vệ từ trong phòng trực gọi ra: “này 2 cậu kia, đi đâu đấy?”. Ông Thạch nhà ta quay xe lại đáp “bọn cháu đến nhập trường”, người bảo vệ gọi lại và kiểm tra giấy tờ. Vừa mới xem tờ giấy gọi, ông ta kêu lên “các cậu nhầm rồi, đây không phải là Đại học Bách Khoa”, rồi ông ta nói bọn đi lui lại, tới cái cổng hình cong kia. Khi đã chui qua được cái cổng cong, 2 thằng tôi đến đợi dưới sân cái nhà ba tầng gần sân vận động. Tại đây cả một rừng người đang nhốn nháo. Một lúc rồi cũng tự nhiên im bặt, sau khi nghe tiếng cái loa truyền ra, đã đến giờ làm việc. Sĩ tử ai đứng đâu thì đứng đó, rồi dồn dần về phía cái loa. Tiếng loa đọc tên từng người và được phân về khoa nào. Cứ mỗi lần như vậy đám đông lại bớt đi một người. Thằng Thạch được phân về VTĐ, tôi về Toán lý. Thế là tôi vỡ mộng, bao năm mơ ước được học vô tuyến điện, thế là mấy năm sưu tầm tài liệu, tìm hiểu về vô tuyến, ngành mà tôi yêu thích đã đi tong. Chiều đó thằng Vũ Hòa, cái Thơm cũng xuống Hà Nội tìm tới nhà Thạch. Hóa ra chúng nó đã có giấy gọi đi Đại học Sư Phạm Việt Bắc, bây giờ cần ra ga lấy vé đi Thái Nguyên. Chỗ bán vé tầu lúc đó ở ngoài hàng rào Văn Miếu phía đường Hàng Bột. Mà sao họ xếp hàng đông thế, hàng cứ như con rắn uốn lượn nhích từng tí. Bọn tôi phải ra thay nhau xếp hàng, vì hàng dài lắm. Chiều đó cái Thơm và tôi được phân công ở nhà nấu cơm. Nấu cơm xong chờ mãi đến tận khuya vẫn chẳng thấy 2 thằng kia về, tôi và cái Thơm nằm lăn ra nền nhà ngủ. Hồi đó học sinh nam nữ nghiêm chỉnh lắm, bạn ra bạn, người yêu ra người yêu, thậm chí có yêu nhau mà vẫn phải chờ sau khi cưới mới được gần gũi. Quá khuya 2 thằng Thạch, Hòa mới mò về. Sáng hôm sau bọn tôi đưa 2 đứa ra tầu đi Thái Nguyên, rồi tôi cũng tới trường hoàn thiện các thủ tục. Sau ngày đó tôi và Thạch ít được gặp nhau, vì nó có ở nhà đâu, khoa nó học ở nơi sơ tán. Gần cuối học kỳ 1 năm thứ hai (1970), tình cờ tôi gặp thằng Thạch ngay trước nhà ăn 1-5, cậu chàng mặt gầy, xắm xịt. Tôi hỏi mày làm sao thế, nó nói tao bị bệnh về dạ dày, và nó cho tôi biết lớp nó đã chuyển về Hà nội, nó học ở lớp Bán dẫn. Sau đó tôi cũng lại bận tíu tít với thi cử, rồi lên đường đi lính.
Năm 1975 tôi xuất ngũ, gặp Thạch, nó vẫn chưa ra trường tôi hỏi “tại sao thế”, nó nói “vì không xây dựng được nhà máy bán dẫn, phải học thêm môn khác mất phải một năm, nên thời gian ra trường sẽ muộn”. Sau đó nó ra trường và nhận công tác ở nhà máy Điện thông. Anh chàng chắc vì là lính mới nên cũng phải bận tâm với công việc, nên mãi sau nó mới cho tôi biết: nhà nó không ở Đội Cấn nữa, và hình như anh chàng đã có vợ. Theo lời của nó, vào một tối thứ bảy, tôi đạp xe tới 1 cái cổng một khu nhà phía sau tạp chí Cộng Sản trên đường Nguyễn Thượng Hiền. Thằng Thạch đi đâu vắng, ở nhà chỉ có má nó, dáng má nó cao cao, gầy gầy. Mà lạ, thằng này cưới vợ chẳng nói gì với bạn bè. Chờ mãi chẳng thấy nó về, tôi xin phép má nó ra về. Đến khi tôi ra trường, vội vàng về nhận công tác tại quê hương, từ đó tôi bặt tin nó. Mấy lần ra công tác Hà nội, tôi mò tới Nguyễn Thượng Huyền, thấy chỗ đó đã thay đổi mất dấu, lại quên số nhà nên chẳng tìm thấy nó. Cứ tưởng nó cũng trở về quê như tôi, hóa ra anh chàng bám trụ Đất Thánh cho đến giờ. Gần đây bọn lớp tôi tình cờ tìm được nó. Không hiểu vì sao nó im hơi lặng tiếng vậy. Mấy mươi năm cậu chàng chắc chưa về trường cũ, nên cánh lớp tôi ở Hà nội không tìm ra.
Con người học hành rồi lăn lộn mưu sinh, khi đã tóc bạc chẳng còn phải làm gì nữa, ai cũng có 1 quãng đời ngây ngô, đơn giản nhưng lại được khắc sâu không phai mờ. Câu chuyện nhớ lại cũng là một kỷ niệm khó phai với tôi lúc đầu đời. Chắc các bác còn có những chuyện ly kỳ hơn, nhân dịp này kể cho anh em nghe nhé.
Một người bạn của thằng Thạch
Tôi có thằng bạn là Thạch học ở khoa các bác, nó học với tôi cả 3 năm cấp 3 nơi sơ tán. Nó là cán sự Đại Số, đội trưởng đội văn nghệ của lớp, đội trưởng Sao Đỏ của trường. Cuối học kỳ 1 lớp mười nó kết nạp bổ sung tôi vào làm đội viên Sao Đỏ, cũng nhờ đó mà tôi làm quen được một bạn lớp dưới sau này là vợ tôi. Nhớ lại cái hôm cách đây 45 năm, trước ngày Bác Hồ mất, thằng Thạch đến nhà tôi, nó đạp xe từ Hà Nội lên, mặt hớt ha hớt hải, gặp tôi nó thốt lên “các cô ở cơ quan ba tao nói đáng lẽ tao được đi Tây, nhưng có đứa đã chen ngang rồi, còn mày có tin gì chưa?”. Trong khi tôi vẫn bình chân như vại chờ, mà chẳng biết chờ cái gì, rồi nó nói tiếp “tao và mày thuộc diện bộ quản lý, nên phải về Hà nội mà xem”. Thế rồi tôi cũng lại hớt hải như nó về Hà nội vài ba lần. Cuối cùng 2 thằng đều có tên trong danh sách, chờ giấy gọi đi Bách Khoa. Úi giời! mừng ơi là mừng. Khoảng 10/9/1969 sau khi đã có giấy gọi, theo lời nó chỉ dẫn tôi xuống nhà nó ở cuối đường Đội Cấn hình như số 215 thì phải, rồi ở luôn nhà nó cho đến ngày tựu trường. Ở nhà nó chẳng có ai, ba nó đang ở Liên xô chữa mắt, chị nó đang ở trường Nông nghiệp, còn má nó cũng không thấy. Được vài hôm, đến ngày tựu trường, hình như là 15/9 thì phải. Nhớ lại sáng đó, thằng Thạch đèo tôi (xe đạp nhé, hồi đó làm gì có bình bịch), thằng Thạch nhà ta phóng vèo vèo, đến quãng ngã tư Cát Linh, Hàng Bột, xe cộ đông đúc, nó lượn bên này rồi tránh bên kia. Tôi ngồi sau như con sâu róm vừa ưỡn thẳng người ra như cái đòn gánh, thì lại gập người lại để giữ thăng bằng, hồi đó ta ngồi xe về 1 bên như phụ nữ ngồi sau xe máy ngày nay, chứ không ngồi kiểu dạng... háng như bây giờ. Nếu nó lượn thêm vài cái nữa là tôi đã văng vào vỉa hè. Cậu chàng đi theo Hàng Bột, qua Khâm Thiên rồi quẹo phải theo đường Nam Bộ thẳng tiến. Khi đi qua bên ngoài cái cổng cong, mà sau này tôi biết đó là cổng Parabol, thằng Thạch vẫn một mạch hướng về phía bệnh viện Bạch Mai, tôi nhìn cái cổng hình cong, mình biết đây là cổng ĐHBK rồi nhưng bụng bảo dạ chắc cái cổng này uy nghiêm lắm nên thằng này đi theo cổng phụ chăng. Nhìn lên cái cầu thang dích dắc thấy mấy anh chị đang đứng dựa lan can ngắm phố. Từ bé tôi đã biết vị trí các trường đại học ở khu này, vì nhà tôi gần đây. Tôi cứ lặng yên, trong đầu nghĩ, chắc thằng Thạch rành hơn tôi về các thủ tục giao tiếp. Khi tới cổng đại học Kinh tế Kế hoạch, 2 thằng tôi xuống xe qua cổng. Lúc này tại cổng tôi thấy có mấy sĩ tử cũng ba lô, túi xách đi vào, tôi hí hửng chắc là ở đây rồi. Mới lên xe đi được khoảng chục mét, bác bảo vệ từ trong phòng trực gọi ra: “này 2 cậu kia, đi đâu đấy?”. Ông Thạch nhà ta quay xe lại đáp “bọn cháu đến nhập trường”, người bảo vệ gọi lại và kiểm tra giấy tờ. Vừa mới xem tờ giấy gọi, ông ta kêu lên “các cậu nhầm rồi, đây không phải là Đại học Bách Khoa”, rồi ông ta nói bọn đi lui lại, tới cái cổng hình cong kia. Khi đã chui qua được cái cổng cong, 2 thằng tôi đến đợi dưới sân cái nhà ba tầng gần sân vận động. Tại đây cả một rừng người đang nhốn nháo. Một lúc rồi cũng tự nhiên im bặt, sau khi nghe tiếng cái loa truyền ra, đã đến giờ làm việc. Sĩ tử ai đứng đâu thì đứng đó, rồi dồn dần về phía cái loa. Tiếng loa đọc tên từng người và được phân về khoa nào. Cứ mỗi lần như vậy đám đông lại bớt đi một người. Thằng Thạch được phân về VTĐ, tôi về Toán lý. Thế là tôi vỡ mộng, bao năm mơ ước được học vô tuyến điện, thế là mấy năm sưu tầm tài liệu, tìm hiểu về vô tuyến, ngành mà tôi yêu thích đã đi tong. Chiều đó thằng Vũ Hòa, cái Thơm cũng xuống Hà Nội tìm tới nhà Thạch. Hóa ra chúng nó đã có giấy gọi đi Đại học Sư Phạm Việt Bắc, bây giờ cần ra ga lấy vé đi Thái Nguyên. Chỗ bán vé tầu lúc đó ở ngoài hàng rào Văn Miếu phía đường Hàng Bột. Mà sao họ xếp hàng đông thế, hàng cứ như con rắn uốn lượn nhích từng tí. Bọn tôi phải ra thay nhau xếp hàng, vì hàng dài lắm. Chiều đó cái Thơm và tôi được phân công ở nhà nấu cơm. Nấu cơm xong chờ mãi đến tận khuya vẫn chẳng thấy 2 thằng kia về, tôi và cái Thơm nằm lăn ra nền nhà ngủ. Hồi đó học sinh nam nữ nghiêm chỉnh lắm, bạn ra bạn, người yêu ra người yêu, thậm chí có yêu nhau mà vẫn phải chờ sau khi cưới mới được gần gũi. Quá khuya 2 thằng Thạch, Hòa mới mò về. Sáng hôm sau bọn tôi đưa 2 đứa ra tầu đi Thái Nguyên, rồi tôi cũng tới trường hoàn thiện các thủ tục. Sau ngày đó tôi và Thạch ít được gặp nhau, vì nó có ở nhà đâu, khoa nó học ở nơi sơ tán. Gần cuối học kỳ 1 năm thứ hai (1970), tình cờ tôi gặp thằng Thạch ngay trước nhà ăn 1-5, cậu chàng mặt gầy, xắm xịt. Tôi hỏi mày làm sao thế, nó nói tao bị bệnh về dạ dày, và nó cho tôi biết lớp nó đã chuyển về Hà nội, nó học ở lớp Bán dẫn. Sau đó tôi cũng lại bận tíu tít với thi cử, rồi lên đường đi lính.
Năm 1975 tôi xuất ngũ, gặp Thạch, nó vẫn chưa ra trường tôi hỏi “tại sao thế”, nó nói “vì không xây dựng được nhà máy bán dẫn, phải học thêm môn khác mất phải một năm, nên thời gian ra trường sẽ muộn”. Sau đó nó ra trường và nhận công tác ở nhà máy Điện thông. Anh chàng chắc vì là lính mới nên cũng phải bận tâm với công việc, nên mãi sau nó mới cho tôi biết: nhà nó không ở Đội Cấn nữa, và hình như anh chàng đã có vợ. Theo lời của nó, vào một tối thứ bảy, tôi đạp xe tới 1 cái cổng một khu nhà phía sau tạp chí Cộng Sản trên đường Nguyễn Thượng Hiền. Thằng Thạch đi đâu vắng, ở nhà chỉ có má nó, dáng má nó cao cao, gầy gầy. Mà lạ, thằng này cưới vợ chẳng nói gì với bạn bè. Chờ mãi chẳng thấy nó về, tôi xin phép má nó ra về. Đến khi tôi ra trường, vội vàng về nhận công tác tại quê hương, từ đó tôi bặt tin nó. Mấy lần ra công tác Hà nội, tôi mò tới Nguyễn Thượng Huyền, thấy chỗ đó đã thay đổi mất dấu, lại quên số nhà nên chẳng tìm thấy nó. Cứ tưởng nó cũng trở về quê như tôi, hóa ra anh chàng bám trụ Đất Thánh cho đến giờ. Gần đây bọn lớp tôi tình cờ tìm được nó. Không hiểu vì sao nó im hơi lặng tiếng vậy. Mấy mươi năm cậu chàng chắc chưa về trường cũ, nên cánh lớp tôi ở Hà nội không tìm ra.
Con người học hành rồi lăn lộn mưu sinh, khi đã tóc bạc chẳng còn phải làm gì nữa, ai cũng có 1 quãng đời ngây ngô, đơn giản nhưng lại được khắc sâu không phai mờ. Câu chuyện nhớ lại cũng là một kỷ niệm khó phai với tôi lúc đầu đời. Chắc các bác còn có những chuyện ly kỳ hơn, nhân dịp này kể cho anh em nghe nhé.
Một người bạn của thằng Thạch
PTD2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét