'Xử công bằng chính là cứu Đảng'
Cập nhật: 10:31 GMT - thứ hai, 1 tháng 4, 2013
Người nhà ông Đoàn Văn
Vươn và Đoàn Văn Quý nói họ tin rằng việc tòa án xét xử "công bằng" đối
với hai ông và những người thân trong vụ án cũng là một phương cách để
"cứu Đảng" và "cứu nhà nước trong "tình hình khó khăn" hiện nay.
Ngay trước phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày mai 02-5/4/2013, bà
Bấm
Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn cho BBC hay gia đình đã "sẵn sàng" từ một năm qua cho vụ xử.Bà nói sẽ có tám luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong gia đình ông Vươn, đồng thời cho hay các luật sư và gia đình đã "thống nhất quan điểm" khẳng định rằng các bị cáo "không có tội" trong vụ phản kháng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hôm 05/1/2012.
Bà Hiền nói gia đình mong muốn và kêu gọi các tổ chức, cá nhân, trong đó có người dân, các tổ chức phi chính phủ, nhân quyền quốc tế, trong và ngoài nước, tiếp tục "lên tiếng bảo vệ những người dân như chúng tôi," điều mà bà cho là cũng để "cứu nhà nước cũng như đảng cộng sản Việt Nam".
"Nếu vụ án của gia đình chúng tôi mà giải quyết một cách thỏa đáng, thì nhà nước Việt Nam sẽ chứng tỏ rằng đất nước Việt Nam là một đất nước văn minh, nhân đạo"
Bà Phạm Thị Hiền
"Bởi vì nếu vụ án của gia đình chúng tôi mà giải quyết một cách thỏa đáng, thì nhà nước Việt Nam sẽ chứng tỏ rằng đất nước Việt Nam là một đất nước văn minh, nhân đạo và chúng tôi hy vọng Chính quyền Hải Phòng sẽ làm được điều đó."
Ngay sau vụ xử hải anh em ông Vươn và Quý cùng người thân, từ ngày 8-10/4, sẽ diễn ra phiên sơ thẩm xét xử các quan chức huyện Tiên Lãng với cáo buộc "phá hoại tài sản riêng công dân" khi huy động xe ủi ủi đổ ngôi nhà của gia đình ông Vươn được cho là nằm ngoài khu vực bị cưỡng chế.
Khi được hỏi gia đình có phản ứng gì khi vụ xử các quan chức được sắp xếp sau phiên tòa với ông Vươn, ông Quý, mà không phải là đồng thời hay thậm chí là trước, bà Hiền nói:
"Hai vụ án cái nào xử trước, cái nào xử sau, thì đối với gia đình chúng tôi không quan trọng... Bởi vì với điều nào, khoản nào, thì chúng tôi đều nắm chắc là chúng tôi vô tội. Dù rằng chúng tôi được xử trước hay xử sau, chúng tôi đều khẳng định là chúng tôi vô tội."
Bà nói thêm: "Chúng tôi chỉ mong sao xử đúng người, đúng tội thôi và chúng tôi sẽ đi theo con đường ấy nên chúng tôi không quan tâm vụ nào xử trước, hay xử sau."
'Phải xử người ra lệnh'
Ông nói: "Vụ xử đó cũng là một tương quan với vụ Đoàn Văn Vươn... Và vụ đó xử những người thừa hành mệnh lệnh của các ông lãnh đạo thành phố Hải Phòng thôi. Cho nên tại sao lại không xử những ông đó mà lại chỉ xử những người thừa hành?"
Luật sư Thuận cho rằng những người có trách nhiệm ra lệnh cao nhất ở chính quyền Thành phố Hải Phòng chưa bị đưa ra tòa và giải thích:
"Nếu xử ông Đoàn Văn Vươn thật nặng theo tinh thần cáo trạng thì những người kia sẽ bị xử rất nhẹ. Còn nếu Đoàn Văn Vươn mà xử nhẹ, thậm chí là không có tội, thì những người kia sẽ bị xử nặng hơn"
Luật sư Trần Quốc Thuận
Về bản án mà tòa có thể tuyên với các bị cáo là quan chức, luật sư Thuận nói: "Họ có thể suy rằng những người thi hành công vụ đó vượt quá quy định, hoặc vượt quá lệnh mà họ đã ban ra."
Khi được hỏi về trình tự, tương quan giữa kết quả của hai vụ xử, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội nói:
"Nếu xử ông Đoàn Văn Vươn thật nặng theo tinh thần cáo trạng thì những người kia (quan chức Hải Phòng) sẽ bị xử rất nhẹ. Còn nếu Đoàn Văn Vươn mà xử nhẹ, thậm chí là không có tội, thì những người kia sẽ bị xử nặng hơn."
Cuối cùng, ông cho nhận định đây là "vụ án điểm" và có thể đã có "duyệt án", "chỉ đạo" từ cấp cao mà kết quả sẽ không thay đổi nếu có các phiên phúc thẩm.
'Anh hùng nông dân'
Tại buổi lễ có các biểu ngữ được trưng lên nói: "Công lý – Sự thật cho Đoàn Văn Vươn,” "Đoàn Văn Vươn không phạm tội giết người”, “Quyền tư hữu về đất đai phải được tôn trọng”.
Trước Thánh lễ, theo tường trình trên một số trang blog, một văn bản của Giám mục Chủ tịch Ủy Ban Công Lý hòa bình và Giám mục Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên đã được đọc cho những người dự lễ nghe.
Một số thông điệp và tin nhắn trên mạng xã hội trong dịp cuối tuần còn phát đi lời kêu gọi cộng đồng ủng hộ người mà họ cho là "anh hùng nông dân" Đoàn Văn Vươn.
Tại buổi lễ cầu nguyện tối hôm 31/3, ngoài thân mẫu ông Đoàn Văn Vươn, trong số giáo dân và cử tọa tham dự, còn có sự hiện diện của một số trí thức, nhân sỹ như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, bà Lê Hiền Đức, Giáo sư Ngô Đức Thọ, TS. Nguyễn Xuân Diện, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, và nhiều nhân vật khác.
'Tha bổng ông Vươn sẽ thu được lòng dân'
Cập nhật: 14:51 GMT - thứ ba, 2 tháng 4, 2013
Sau khi ra Hà Nội dự
lễ cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nghệ sỹ Kim Chi tiếp tục
bày tỏ lòng tin ông Vươn vô tội, và chỉ hành động vì 'đã bị dồn đến
chân tường'.
Trả lời BBC hôm khai mạc phiên xử ông Đoàn
Văn Vương và thân nhân 02/04/2013 nghệ sỹ ưu tú, diễn viên điện ảnh
Nguyễn Kim Chi nhận định về tòa án và chính quyền:BBC: Có một nhà báo cũng viết trên mạng rằng, vụ việc này nếu chính quyền xử chặt, sẽ là ngòi nổ cho các vụ phản đối chính quyền để đòi đất khác, và nếu xử công bằng, tự nó sẽ tháo gỡ được sự giận dữ của người dân vì người ta sẽ hy vòng còn có công lý, bà nghĩ sao về tình hình, đời sống của người dân hiện nay?
"Nếu người ta tha bổng cho Đoàn Văn Vươn, cho gia đình anh ta, thì điều đó sẽ thu phục được lòng dân. Còn nếu mà lấy quyền, lấy luật rừng để mà trừng trị một người lương thiện như thế, thì nhất định là tức nước thì phải vỡ bờ thôi."
Bà Kim Chi nói về vụ xử gia đình Đoàn Văn Vươn
Tôi nghĩ rằng là nếu người ta thả bổng cho Đoàn Văn Vươn, cho gia đình anh ta, thì điều đó sẽ thu phục được lòng dân. Còn nếu mà lấy quyền, lấy luật rừng để mà trừng trị một người lương thiện như thế, thì nhất định là tức nước thì phải vỡ bờ thôi.
Người Việt Nam mình xưa nay vốn rất hiền hòa, theo tôi là như thế, chỉ khi nào người ta bị dồn đến chân tường thì người ta mới vùng dậy thôi.
BBC: Trong khi chống đối thì cũng có xảy ra thương tích, tai nạn cho những người phía chính quyền, thì bà có cho là ông Vươn cũng nên chịu tội?
Nghệ sỹ Kim Chi: Nếu mình công bằng thì mình phải đi từ cái gốc rễ của vấn đề. Vì sao lại có chuyện gia đình Đoàn Văn Vươn làm như thế? Bây giờ có người đến đe dọa thì người ta giăng những cái vũ khí tự tạo của người ta nhưng nếu mà chẳng ai đến thì làm gì có ai bị thương, làm gì có ai chống người thi hành công vụ.
Như tôi nói từ đầu, đấy là tài sản riêng của người ta, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khích lệ lấn biển, khai phá này kia, đó là cái mồ hôi và nước mắt và máu của gia đình người ta.
Bây giờ bỗng dưng người ta bị chiếm đoạt, thì tôi mà tôi vào cái sự việc đó thì tôi cũng làm như thế. Ai mà cướp đi sự sống của tôi một cách vô lý thì tôi cũng hành động như thế.
BBC: Cách đây vài tháng bà từng từ chối đăng ký làm bằng khen vì không muốn có chữ ký của thủ tướng Việt Nam, và nay lại xuất hiện cùng nhóm người ủng hộ gia đình ông Vươn, có ý kiến cho rằng bà đã ngả về phía bất đồng chính kiến, bà nghĩ sao?
Nghệ sỹ Kim Chi: Rõ ràng rồi. Rõ ràng là tôi bất đồng chính kiến với nhiều việc lắm. Và bởi vì tôi bất đồng chính kiến mà tôi mới có bức thư gửi cho hội Điện ảnh, với cái quan niệm là ôi trời, một ông thủ tướng ổng để nợ nần như thế mà sao mọi người ham được ông ý khen vậy. Tôi nghĩ là ông ấy phải từ nhiệm từ lâu rồi.
Rõ ràng là tôi hành động có suy nghĩ chín chắn của một người có lương tri, thương nước thương dân, chứ tôi không làm bốc đồng hay ngẫu hứng.
Cho nên cũng có những người ném đá, nói tôi chơi nổi, đánh bóng tên tuổi, nhưng tôi mặc họ thôi, tôi không để ý, quan tâm.
Tôi có thể nói một cái câu rất là bướng bỉnh, rất là láo nhưng mà tôi rất thích, là dân gian có một câu là tôm tép luôn luôn nghĩ là cứt của ai cũng ở trên đầu chúng nó.
Tôi không sợ những lời vu khống...
BBC: Bà cũng từng tham gia cách mạng, từng tham gia chiến tranh mong giành độc lập để có cuộc sống tốt đẹp hơn, thì giờ bà có bao giờ thấy tiếc, thấy thất vọng, khi mà xã hội bây giờ không được như mình mong muốn?
Nghệ sỹ Kim Chi: Nó là hai giai đoạn. Cái giai đoạn đó, nếu như ai chứng kiến, thí dụ như thảm sát ở Phú Riềng, ở rất nhiều nơi, thì sẽ thấy là cái chế độ đó phải được dẹp đi.
Cho nên tôi cũng trong đoàn quân rất là hồ hởi đi vào chiến trường để mà tham gia. Và tôi quan niệm đó là việc xác đáng nên tôi cũng không sợ chết cái tuổi trẻ, tôi rất là hào hứng.
"Rõ ràng là tôi bất đồng chính kiến với nhiều việc lắm... Rõ ràng là tôi hành động có suy nghĩ chín chắn của một người có lương tri, thương nước thương dân, chứ tôi không làm bốc đồng hay ngẫu hứng."
Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi
Nhưng tôi nghĩ là, lãnh đạo hiện nay, không chỉ có mình ông Nguyễn Tấn Dũng đâu, là đã phản bội lại nhân dân.
Độc lập mà không có ấm no, không có tự do thì độc lập chẳng làm gì hết, đó, cụ Hồ Chí Minh đã nói như vậy.
Cho đến giờ này, mấy chục năm qua, dân vẫn khổ, đất đai bị chiếm để làm dự án này, quy hoạch kia mà dân vẫn đói khổ, phải xuống đường để đòi đất thì đau đớn lắm.
...Nếu mà cứ cúi đầu sợ hãi mãi thì sẽ không bao giờ có sự thay đổi.
Bản thân tôi cũng từng rất tự hào mình là đảng viên đảng Cộng sản trước đây, nhưng mà bây giờ thì, Đảng đã làm mất lòng tin của nhân dân.
Rất nhiều bạn bè, con cháu tôi nói giỡn là “Ừ, mẹ là đảng viên nhưng mà tốt,” làm tôi buồn lắm. Đảng bây giờ nhiều người lợi dụng để có chức có quyền, để hà hiếp nhân dân cho nên tôi buồn lắm.
Nói lại chuyện Đoàn Văn Vươn thì tôi phản đối tới cùng nếu như mà xử oan sai, xử nặng...
BBC: Điều gì trong xã hội Việt Nam hiện nay khiến bà trăn trở nhiều nhất?
Nghệ sỹ Kim Chi: Tôi trăn trở nhiều nhất là dân không được tự do. Thực sự là không được tự do.
Vừa rồi chúng tôi góp ý thay đổi hiến pháp thì bị người ta quy chụp là có cái tư tưởng này kia, chống đối rồi thoái hóa, đủ kiểu. Nếu vậy thì các vị lãnh đạo chỉ muốn người ta vâng dạ thôi, chứ không muốn người ta góp ý chân thành về những điều cần làm để mà sửa chữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét